Đi tìm nguyên bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

12:30 28/12/2024

Trong cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002, văn bản "Tuyên ngôn độc lập" từ các trang 699, 700, 701,702 giống với văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam và không giống văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế.

Cùng một văn bản “Tuyên ngôn độc lập” của tác giả Hồ Chí Minh, bản Tuyên ngôn khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng ở sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ sách Cánh diều của nhóm tác giả Lã Nhâm Thìn, Đỗ Ngọc Thống (đồng Tổng Chủ biên), Trần Văn Toàn (Chủ biên), Bùi Minh Đức, Phạm Thị Thu Hiền, Bùi Thanh Hoa, Nguyễn Văn Thuấn (NXB Đại học Huế năm 2024) lại có nhiều điểm khác so với bản in trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 của NXB Giáo dục Việt Nam năm 2023, khiến giáo viên và học sinh rất phân vân.

Cuốn sách Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002. 

Cụ thể, ở cuốn sách Ngữ Văn 12, tập 1 NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2023, của nhóm tác giả Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên), Trần Đăng Suyền (Chủ biên phần Văn), Bùi Minh Toán (Chủ biên phần Tiếng Việt), Lê A (Chủ biên phần làm văn), Lê Nguyên Cẩn, Đặng Anh Đào, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Nguyễn Thái Hoà, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Đoàn Đức Phương, Nguyễn Phượng, Vũ Dương Quỹ, mở đầu văn bản là câu: “Hỡi đồng bào cả nước”.

Nội dung văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của NXB Chính trị Quốc gia năm 2002, giống văn bản sách Ngữ Văn 12, tập 1 năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam. 

Còn phần nội dung, Bác Hồ viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”; “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”; “ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”; “chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”; “không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”; “hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng”; “chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật (từ bán không để trong ngoặc kép)”; “khủng bố Việt Minh hơn nữa”; “cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật”; “bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”; “lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”; “lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”; chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh..., quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”; “toàn thể dân tộc Việt Nam.... tính mạng và của cải...”.

Hai cuốn sách Ngữ Văn 12 của NXB Giáo dục Việt Nam và bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế. 

Tuy nhiên, trong sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế xuất bản năm 2024 lại in không có câu: “Hỡi đồng bào cả nước”.

Ở phần nội dung có một số chỗ khác với sách Ngữ Văn 12 năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam, như: “tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng”; “chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào”; “ngăn cản dân ta đoàn kết”; ”; “chúng cướp không ruộng đất, rừng mỏ, nguyên liệu”; “không cho các nhà tư sản ta được giầu lên”; “hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hàng”; “chúng đã “bán” nước ta hai lần cho Nhật (từ bán để trong ngoặc kép)” “khủng bố Việt Minh hơn trước”; “cứu cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật”; “bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ”; “lập nên nước Việt Nam Cộng hòa dân chủ”; “lấy lại nước Việt Nam tự tay Nhật chứ không phải tự tay Pháp”; chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh..., quyết không thể không nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”; “toàn thể dân Việt Nam,... tính mệnh và của cải...”.

Nội dung văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12 của NXB Giáo dục Việt Nam giống với nội dung cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của NXB Chính trị Quốc gia năm 2002. 

Cũng trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam, trong văn bản của mình, Bác Hồ không sử dụng dấu gạch ngang nào mà chỉ sử dụng dấu “,” (dấu phẩy). Trong khi đó, sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ sách Cánh diều, lại thay dấu phẩy bằng dấu gạch ngang (-) ở một số câu và viết hoa chữ cái đầu tiên sau dấu gạch ngang đó. Cụ thể: “Về Chính trị - Chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào”; “Về kinh tế - Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ”; “Bởi thế cho nên, chúng tôi – Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới – đại biểu cho toàn dân Việt Nam...”;  “Vì những lẽ trên, chúng tôi – Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng...”. 

Còn nội dung văn bản bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế có nhiều chỗ in khác khiến giáo viên, học sinh rất băn khoăn. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Nga (giáo viên nghỉ hưu) chia sẻ: “Bản Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ là văn bản chính trị quan trọng, là văn kiện lịch sử vô giá. Tôi đã đọc văn bản này ở lớp 12 từ nhiều năm trước và có thể nói đã thuộc lòng từng câu từng chữ. Đối chiếu văn bản ở hai bộ sách như các anh phản ánh, tôi thấy ở cả hai bộ sách, các tác giả đều trích văn bản này được lấy từ cuốn Hồ Chí Minh toàn tập. Trong đó, sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam lấy từ cuốn Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Còn sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế lấy từ cuốn Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011. Có lẽ nào hai NXB này lại có hai văn bản khác nhau. Rất vô lý”.

Bà Nga cũng cho biết, khi viết, Bác Hồ luôn chú ý đến đối tượng hướng tới. Ví dụ, trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (năm 1946), câu mở đầu là “Hỡi đồng bào toàn quốc!”. Trong “Lời kêu gọi toàn quốc thi đua yêu nước” (năm 1948), câu mở đầu là “Cùng toàn thể đồng bào yêu quý”. Trong “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” (năm 1966), câu mở đầu là “Hỡi đồng bào và chiến sĩ cả nước!”....Vì vậy, sách Ngữ Văn 12 Cánh diều không có câu mở đầu là không hợp lý. Hơn nữa, Bác Hồ là người rất chú trọng câu chữ nên trong Tuyên ngôn độc lập, Bác viết “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” là rất hợp lý vì câu mở đầu nhắc đến chữ “quyền”, các câu sau nêu rõ các quyền là hợp lý. Còn sách Ngữ Văn 12 Cánh diều lại ghi “tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng” và các câu sau nói đến quyền là không hợp lý vì câu chủ đề không nêu quyền mà các câu sau nêu quyền là không phù hợp. Ngoài ra, còn nhiều chỗ in sai, in khác mà phóng viên đã chỉ ra.

Anh Trần Ngọc Hải (TP Sóc Trăng) chia sẻ: “Tôi học lớp 12 cách đây hơn 10 năm và đã được học "Tuyên ngôn độc lập" rất kỹ lưỡng. Hôm qua đứa em học lớp 12 bộ sách Cánh diều hỏi về nội dung bản "Tuyên ngôn độc lập", đọc thì thấy không giống bản mà tôi được học trước đây. Rất khó hiểu”.

Sáng 28/12, chúng tôi đến Thư viện tỉnh Sóc Trăng mượn cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002 để tra cứu văn bản "Tuyên ngôn độc lập" từ các trang 699, 700, 701,702 thấy văn bản trong cuốn sách này giống với văn bản sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam, không giống với văn bản trong sách Ngữ Văn 12, tập 2, bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế...

V.Đức - C.Xuân

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

Sau 6 năm, bóng đá Philippines một lần nữa vượt qua vòng bảng ASEAN Cup. Quốc đảo Đông Nam Á chỉ cách Hà Nội 3 giờ di chuyển bằng máy bay, nhưng còn rất nhiều điều người Việt Nam không biết về Philippines, nơi bóng đá chưa bao giờ là môn thể thao vua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文