"Giải mã" nghề trọng tài thể thao

05:49 20/09/2024

Họ là những người hiểu rõ nhất về luật, cũng như phán xử người thắng kẻ thua trong từng môn thể thao. Nhưng trong bối cảnh các giải đấu chưa thực sự nhiều, trọng tài chỉ như một nghề tay trái giúp họ thỏa đam mê, bên cạnh công việc chính diễn ra hằng ngày.

Doanh nhân làm trọng tài

Trọng tài Vương Trọng Nghĩa đã rút khỏi các giải Boxing quốc gia trong nhiều năm. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của ông đến Boxing Việt Nam vẫn rất lớn. Lý do bởi ông chính là người vươn đến đỉnh cao sự nghiệp của một trọng tài Boxing, dù chỉ là "người ngoài ngành" về mặt hình thức.

Trọng tài phải am hiểu luật và có bản lĩnh vững vàng trước áp lực.

Ông Vương Trọng Nghĩa chính là trọng tài có đẳng cấp cao nhất trong lịch sử Boxing Việt Nam từ trước đến nay. Từ một doanh nhân nuôi niềm đam mê cùng Boxing, ông đã trau dồi bản thân để vươn ra thế giới. Nhiều giải Boxing quốc tế trong quá khứ có trọng tài Vương Trọng Nghĩa làm nhiệm vụ, với tư cách đại diện của Boxing Việt Nam.

"Thi đấu quốc tế là điều rất khó khăn với nhiều VĐV Việt Nam. Chúng tôi không biết ngoại ngữ, lại chưa nắm được thông lệ. Chính chú Vương Trọng Nghĩa là người giúp đỡ đoàn Việt Nam rất nhiều trên danh nghĩa trọng tài. Chú thậm chí còn bỏ tiền túi ra thưởng các VĐV Việt Nam đạt thành tích tốt", một cựu VĐV chia sẻ.

Theo quy định của các giải quốc tế, kinh phí đi lại, ăn ở của trọng tài được ban tổ chức đảm nhận. Nhưng bên cạnh những phần kinh phí "cứng" đó, trọng tài thể thao còn rất nhiều khoản chi khác trong thời gian ở nước ngoài. Với ông Vương Trọng Nghĩa, làm trọng tài như một thú "chơi" giúp ông thỏa đam mê, bên cạnh công việc kinh doanh.

Với ông Vương Trọng Nghĩa, việc trao thưởng cho VĐV ngay trên đất khách quê người mang ý nghĩa đặc biệt. Khi đó, các võ sĩ không cảm thấy mình cô đơn khi ở nước ngoài. Số tiền một, hai trăm USD cũng là phần khích lệ không nhỏ, giúp VĐV có thể mua đồ lưu niệm, quà bánh mang về tặng bạn bè, người thân ở quê nhà.

Giữa năm 2012, ông Vương Trọng Nghĩa đến Italia theo học khóa đào tạo trọng tài đặc biệt của Hiệp hội Boxing Quốc tế (IBA) và đạt điểm số rất cao. Đây là cơ sở giúp ông được phong cấp trọng tài quốc tế 3 sao, đủ điều kiện làm nhiệm vụ tại Olympic. Ở 2 kỳ Thế vận hội sau đó, trọng tài Vương Trọng Nghĩa đều có mặt làm nhiệm vụ.

Hồi tưởng về khoảng thời gian làm việc cùng ông Vương Trọng Nghĩa, một trọng tài Boxing Việt Nam cho biết: "Thầy Nghĩa là người có kiến thức sâu rộng. Chúng tôi chỉ được mở mang tư duy, và phát triển bản thân sau khi được thầy chỉ dạy. Chỉ tiếc là thầy đã rút lui khỏi ngay thời điểm Boxing Việt Nam bắt đầu vươn ra quốc tế".

Trọng tài Vương Trọng Nghĩa là hình mẫu của một người cầm cân nảy mực. Ông cũng trở thành nguồn động lực giúp nhiều người thử sức với nghiệp trọng tài. Giờ đây, Việt Nam có không ít trọng tài sở hữu "nghề tay phải" hoàn toàn không liên quan đến ngành thể thao. Họ được xem là đội ngũ trọng tài độc lập, làm nhiệm vụ công bằng, khách quan.

Những ngày nghỉ không lương

Theo lịch thi đấu được Cục Thể dục Thể thao ban hành, mỗi môn thể thao thành tích cao thường có 3 giải đấu tổ chức hằng năm. Bóng đá là môn thể thao hiếm hoi có nhiều giải đấu diễn ra liên tục, đồng thời thi đấu với mật độ dày đặc trong năm. Điều đó cũng giúp trọng tài bóng đá có công việc ổn định, cùng mức thu nhập cao so với mặt bằng chung.

Trọng tài bóng đá ở cấp độ cao nhất có thể là những người làm việc toàn thời gian. Trung bình, mỗi trọng tài V.League nhận khoản thù lao 5-8 triệu đồng cho mỗi trận đấu làm nhiệm vụ. Với tần suất làm việc 3 trận mỗi tháng, mức thu nhập của trọng tài V.League vào khoảng 20-25 triệu đồng, giúp những người cầm cân nảy mực sống đủ với nghề.

Với những trọng tài bóng đá chưa đủ kinh nghiệm để làm nhiệm vụ tại V.League và giải hạng Nhất, họ có nhiều sân chơi khác để cải thiện thu nhập. Đó là những giải đấu nằm ngoài hệ thống chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam. Các sân bóng phủi, hay giải hội làng giờ đây cũng sẵn sàng trả tiền để mời trọng tài về làm nhiệm vụ.

Một thành viên trong ban tổ chức giải bóng đá lễ hội làng Nội Đông (xã Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cho biết, sân chơi hội làng cũng quyết liệt không kém thi đấu chuyên nghiệp. Vì lý do đó, giải đấu cần có trọng tài tốt để phân xử nghiêm minh, tránh rơi vào cảnh "vỡ trận" khi có tình huống phức tạp. Phương án giải quyết khả thi nhất là mời trọng tài "trung ương" về làm nhiệm vụ.

Ở chiều ngược lại, phần lớn các trọng tài thể thao của Việt Nam chỉ coi nhiệm vụ này như một nghề tay trái. Họ có thể là giáo viên, huấn luyện viên tại các địa phương, hoặc doanh nhân. Tất cả đến với công việc trọng tài như một cái duyên, rồi gắn bó với nghề kể từ đó.

Một vấn đề khác với nghề trọng tài là khoảng thời gian làm nhiệm vụ ngắt quãng. Mỗi giải đấu thường kéo dài 5-7 ngày, nếu nhân lên 3 giải hằng năm, sẽ là 15-20 ngày. Với những trọng tài có công việc kinh doanh, làm nghề tự do, việc dành thời gian để làm nhiệm vụ tương đối thoải mái. Nhưng với những người là cán bộ, công chức nhà nước thì sao?

"Có 2 việc trọng tài cần làm để lên đường làm nhiệm vụ. Thứ nhất, chúng tôi phải có trước lịch thi đấu để làm kế hoạch, đơn xin nghỉ phép từ cơ quan chủ quản. Nếu đã hết số ngày phép nghỉ có lương theo quy định, chúng tôi chấp nhận nghỉ không lương. Thứ hai, công việc vẫn phải thực hiện, chỉ đạo từ xa", một trọng tài chia sẻ.

Không bản lĩnh, không nên làm trọng tài

Bóng đá không phải môn thể thao duy nhất chứng kiến tình trạng cầu thủ, HLV, cổ động viên bức xúc, thậm chí tấn công trọng tài. Điều này xuất hiện không ít lần tại các giải thể thao thành tích cao ở Việt Nam. Đó là kỷ niệm "hú vía" với nhiều trọng tài, nhưng cũng là trải nghiệm giúp họ có thêm bản lĩnh khi làm nhiệm vụ.

Về những tình huống tranh cãi trong thi đấu, trọng tài cần có bản lĩnh vững vàng mỗi khi làm nhiệm vụ. Họ phải sở hữu góc nhìn khách quan nhất để phân biệt đúng sai, cũng như nhận định của bản thân. Vì lý do đó, trọng tài là công việc không hề dễ, và chỉ có một số ít vươn đến đỉnh cao của nghề.

An Khánh

Ngày 28/10, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an quận Lê Chân (TP Hải Phòng) cho biết, cơ quan này vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Bùi Đức Bình (tức “Bình đen”, SN 1973, trú quận Lê Chân) và 7 đối tượng khác để điều tra về các tội “giết người”, “gây rối trật tự công cộng”.

Ngày 28/10 (giờ Việt Nam), trang chủ của CLB Manchester United (MU) đăng tải thông tin cho biết, đội bóng này chính thức chia tay với HLV Erik ten Hag

Sáng mai (29/10), TAND tỉnh Bắc Ninh sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh cùng 11 bị cáo khác trong vụ án “Đưa hối lộ” , “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Sau khi đầu tư chơi tiền ảo trên không gian mạng bị thua lỗ, Tô Văn Khoa đã lợi dụng các mối quan hệ quen biết và dựa vào vỏ bọc là nhân viên ngân hàng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người. Dùng thủ đoạn huy động tiền để cho khách hàng vay đáo hạn các khoản vay ngân hàng và trả lãi suất cao cho người hợp tác, Khoa đã huy động vốn hàng chục tỷ đồng rồi mất khả năng trả nợ.

Ngày 28/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lý Thanh Thiện (SN 1992, nơi thường trú xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), Phó Giám đốc và Ngô Thành Lợi (SN 1993, thường trú phường An Cư, quận Ninh Kiều,  TP Cần Thơ), Đăng kiểm viên Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 95-02D để điều tra về tội “Nhận hối lộ”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, ngày 24/9/2024, Cục CSGT đã ban hành Kế hoạch số 4897 về cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh. Thực hiện cao điểm kế hoạch này, lực lượng CSGT cả nước đã tăng cường tuyên truyền, xử lý vi phạm, từ đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đặc biệt là phụ huynh và học sinh về việc đảm bảo ATGT, giảm thiểu tai nạn.

Trong đêm tối, nhiều người dân ở vùng lũ Quảng Bình gọi điện, lên mạng xã hội cầu cứu mong được hỗ trợ, giúp đỡ, di dời khẩn cấp vì nước lũ lên nhanh. Các tổ, nhóm xung kích, Công an các đơn vị, địa phương Công an Quảng Bình đã trắng đêm giúp dân chống lũ.

Cho vay ưu đãi, tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Quyết định số 22 ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù mang đậm tính nhân văn, thực sự trở thành “điểm tựa” cho những người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng ở tỉnh Hà Nam.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文