Khi suất dự Olympic được dàn đều

06:30 27/06/2024

Đến lúc này, hành trình tranh vé chính thức tham dự Olympic Paris 2024 của thể thao Việt Nam đã khép lại. 14 VĐV giành vé ở 11 tỉnh, thành, ngành đã cho thấy sự dàn đều thay vì có một số địa phương nắm vai trò đầu tàu như một số kỳ Olympic trước.

Bất ngờ đến từ An Giang, Quảng Bình 

Cũng phải rất lâu, danh sách VĐV Việt Nam giành vé chính thức tham dự một kỳ Olympic mới có sự phân bố khá đều đặn như ở kỳ Olympic Paris 2024. 14 VĐV giành vé chính thức dự Olympic 2024 là niềm tự hào của thể thao Việt Nam. Và đó cũng là tự hòa của các địa phương, ngành đang quản lý VĐV. Trong 11 tỉnh, thành, ngành có VĐV góp mặt theo diện giành vé chính thức tham dự Olympic Paris 2024 thì An Giang có 2 VĐV gồm Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing). Tương tự, thể thao Quảng Bình cũng có 2 VĐV giành vé chính thức dự Olympic Paris 2024 là Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Phạm Thị Huệ (rowing). Trong khi đó, thể thao Hà Nội có 2 VĐV là Hà Thị Linh (boxing), Đỗ Thị Ánh Nguyệt (bắn cung). Trường hợp Ánh Nguyệt được xác nhận trong ngày 26-6 khi cô được đôn lên nhận vé chính thức nội dung cá nhân do một số VĐV giành vé nội dung này đã chuyển sang thi đấu nội dung đồng đội tại Olympic Paris 2024.

VĐV judo Hoàng Thị Tình (phải) giành tấm vé chính thức thứ 13 dự Olympic Paris 2024 cho thể thao Việt Nam.

Trong khi đó, 8 tỉnh, thành, ngành khác đều có 1 VĐV giành vé chính thức dự Olympic Paris 2024 gồm Hoàng Thị Tình (judo, Thanh Hóa), Trịnh Thu Vinh (bắn súng, Công an nhân dân), Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng, TP Hồ Chí Minh), Trịnh Văn Vinh (cử tạ, Bắc Ninh), Nguyễn Thị Hương (canoeing, Vĩnh Phúc), Nguyễn Thùy Linh (cầu lông, Đồng Nai), Lê Đức Phát (cầu lông, Quân đội), Lê Quốc Phong (bắn cung, Vĩnh Long). Danh sách trên cũng cho thấy rõ sự đầu tư của các tỉnh, thành, ngành cho các môn thể thao mũi nhọn trong nhiều năm qua đã phát huy tác dụng, từ đó tạo ra được đội ngũ VĐV có thể tranh vé dự Olympic Paris 2024.

Việc An Giang, Quảng Bình trong nhóm dẫn đầu trong các tỉnh, thành, ngành có VĐV giành vé chính thức dự Olympic Paris 2024 cũng được xem là bất ngờ. Bởi trước khi diễn ra hành trình tranh vé, kỳ vọng được đặt vào hàng loạt trung tâm lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Tuy vậy, nếu nhìn vào sự đầu tư trong nhiều năm qua của thể thao An Giang, Quảng Bình sẽ thấy đây là điều tất yếu. Thể thao Quảng Bình vốn có mức đầu tư thấp hơn với đa số địa phương trong cả nước nhưng từ nhiều năm nay đã xác định lối đi rõ ràng là tập trung các môn thể thao dưới nước, vốn phù hợp với tố chất con người và điều kiện địa lý của địa phương. Ngay trong nội dung bơi, Quảng Bình cũng đầu tư vào những nội dung đòi hỏi sức chịu đựng cực lớn như 400m, 800m hay 1.500m… Chính từ đó, bơi Quảng Bình mới đóng góp đáng kể số VĐV ở cự ly dài cho các đội tuyển quốc gia và gần đây, sáng giá nhất vẫn là kình ngư Nguyễn Huy Hoàng. Ngay cả môn rowing vốn đầy sự vất vả, khổ luyện cũng ghi dấu các VĐV Quảng Bình và đến kỳ Olympic Paris 2024 này, thể thao Quảng Bình vinh dự có tay chèo Phạm Thị Huệ góp mặt.

Với thể thao An Giang, từ nhiều năm nay cũng xác định xe đạp và boxing nữ là môn mũi nhọn của tỉnh. Từ đó, thể thao An Giang mới đóng góp hàng loạt VĐV xe đạp, boxing nữ cho các đội tuyển quốc gia. Và cùng với đó, tỉnh vẫn chung tay cùng ngành Thể thao đầu tư cho nhóm VĐV trọng điểm kể cả khi họ đã tập trung ở đội tuyển quốc gia. Câu chuyện Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing) giành vé chính thức dự Olympic Paris 2024 cũng không quá bất ngờ. Tấm vé dự Olympic Paris 2024 của họ không chỉ là vinh dự cá nhân mà còn là sự tôn vinh đường hướng đầu tư của thể thao tỉnh nhà khi biết lựa chọn môn trọng điểm để đầu tư.

Ngay trong nhóm các tỉnh, thành, ngành có 1 VĐV giành vé dự Olympic Paris 2024 cũng rõ điều này. Trong đó, thể thao Công an nhân dân từ nhiều năm nay với phương châm “liệu cơm gắp mắm” đã chọn đầu tư trọng tâm, trọng điểm một số môn thể thao phù hợp với đặc thù ngành cũng như điều kiện kinh phí của ngành như võ, bắn súng... Chính nhờ vậy, bên cạnh hàng loạt thành tích ấn tượng ở các sân chơi ASIAD, SEA Games thì thể thao Công an nhân dân mới có VĐV Trịnh Thu Vinh (bắn súng) góp mặt ở Olympic Paris 2024.

Cần thêm dấu ấn từ những trung tâm lớn

Nếu có chút hẫng hụt trong hành trình giành vé dự Olympic Paris 2024 của thể thao Việt Nam có lẽ chính là việc một số đầu tàu như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh không vượt trội các tỉnh, thành, ngành khác về số VĐV giành vé chính thức. Trong khi đó, thể thao Hải Phòng vốn từng là một trong những trung tâm thể thao hàng đầu cả nước lại không thể có VĐV góp mặt ở kỳ Olympic tới. Với riêng thể thao Hà Nội, vốn luôn tự hào đóng góp nhiều VĐV cho thể thao Việt Nam tham dự Olympic lại chứng kiến sự đi xuống, chỉ tính về số lượng. Nếu ở kỳ Olympic 2016, Hà Nội đóng góp tới 8 VĐV trong thành phần Đoàn Thể thao Việt Nam thì tới kỳ Olympic Tokyo 2020 (tổ chức vào năm 2021), con số này chỉ còn một nửa (4 VĐV). Và đến kỳ Olympic Paris 2024 này, Hà Nội chỉ còn có thể đóng góp 2 VĐV trong thành phần Đoàn Thể thao Việt Nam. 

Ngoài Hà Nội, một số trung tâm thể thao hàng đầu khác của cả nước cũng cần có dấu ấn sâu đậm hơn ở các đấu trường lớn của thể thao Việt Nam, đặc biệt là trong việc giành vé chính thức cũng như tranh huy chương Olympic. Trong một buổi tổng kết nội bộ của phòng thể thao thành tích cao 1 (Cục TDTT) về quá trình tranh vé chính thức dự Olympic Paris 2024, Trưởng phòng Hoàng Quốc Vinh cũng đúc kết rằng, chỉ riêng việc giành vé dự Olympic trong giai đoạn hiện nay đã là quá xuất sắc. Nhờ đó, mới làm rõ được vị thế của thể thao Việt Nam. Về mặt nào đó, vị thế ấy cần sự đóng góp cụ thể từ các tỉnh, thành, ngành, Liên đoàn thể thao quốc gia. Và đương nhiên, trong bối cảnh hiện nay, vẫn cần dấu ấn mạnh mẽ hơn từ các đầu tàu thể thao cả nước.

Việt Nam sẽ có 16 vé dự Olympic Paris 2024

Ngoài 14 vé chính thức, thể thao Việt Nam gần như sẽ nhận thêm 2 vé đặc cách dự Olympic Paris 2024 ở môn điền kinh, bơi. Như vậy thể thao Việt Nam dự Olympic Paris 2024 với 16 VĐV.  (Minh Khuê)

Minh Hà

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文