Mục tiêu trong tầm với nếu có giải pháp rõ ràng

06:50 31/10/2024

Mới đây, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Chiến lược) với những mục tiêu rõ ràng cho thể thao thành tích cao. Thực tế, mục tiêu đặt ra hoàn toàn phù hợp với tiềm lực thể thao Việt Nam. Quan trọng vẫn là cách thực hiện. Mà điều này lại không dễ chút nào.

Mục tiêu trong tầm với

Trong Chiến lược, đến năm 2030, mục tiêu cho thể thao thành tích cao (không tính bóng đá) lần lượt là duy trì vị trí trong nhóm 3 đoàn dẫn đầu tại các kỳ SEA Games và trong nhóm 20 đoàn dẫn đầu tại các kỳ ASIAD, trong đó đoạt từ 5 đến 7 HCV tại các kỳ ASIAD; có huy chương tại các kỳ Olympic và Paralympic. Định hướng đến năm 2045, thể thao thành tích cao thường xuyên duy trì vị trí trong nhóm 2 đoàn dẫn đầu ở các kỳ SEA Games, trong nhóm 15 đoàn dẫn đầu tại các kỳ ASIAD, trong nhóm 50 đoàn dẫn đầu tại các kỳ Olympic.

Xạ thủ Trịnh Thu Vinh là một trong số ít VĐV Việt Nam có khả năng giành vé dự Olympic 2028.

Rõ ràng, khi đặt ra các mục tiêu đến năm 2030, những người có trách nhiệm đều tính toán kỹ lưỡng. Đó là điều đã được thể hiện rõ ở các cuộc làm việc trước đây giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Cục TDTT. Như mục tiêu trong nhóm 3 đoàn dẫn đầu tại các kỳ SEA Games (thực tế là từ nay đến năm 2030 còn 3 kỳ SEA Games vào các năm 2025, 2027, 2029) cũng đã được kiểm nghiệm qua thực tế. Từ năm 2003 đến nay, chưa bao giờ thể thao Việt Nam rời khỏi nhóm 3 đoàn dẫn đầu tại SEA Games, thậm chí còn có 3 lần xếp Nhất toàn đoàn (năm 2003, 2022, 2023). Trong đó, lần vô địch toàn đoàn ở kỳ SEA Games 32 năm 2023 cũng là lần đầu tiên thể thao Việt Nam đứng đầu bảng tổng sắp huy chương của một kỳ SEA Games tổ chức ngoài Việt Nam. Dù chất lượng của những lần xếp Nhất toàn đoàn hay những vị trí khác trong nhóm 3 đoàn dẫn đầu ở mỗi kỳ SEA Games vẫn còn có những bàn cãi nhất định nhưng rõ ràng, đây là mục tiêu khả thi với thể thao Việt Nam.

Trong khi đó, mục tiêu giành 5 đến 7 HCV ở các kỳ ASIAD (từ nay đến năm 2030 còn 2 kỳ ASIAD năm 2026 và 2030) cũng được xem là phù hợp với thực lực của thể thao Việt Nam. Ở 2 kỳ ASIAD gần đây nhất, các VĐV Việt Nam giành 7 HCV (ASIAD năm 2018: 4 HCV, ASIAD năm 2023: 3 HCV). Với những gì đã làm được trong quá khứ và thực lực hiện tại, các nhà quản lý có cơ sở để đặt ra mục tiêu trên.

Chỉ riêng mục tiêu ở Olympic trong giai đoạn đến năm 2030 (thực tế chỉ còn có Olympic năm 2028) được xem là khó với thể thao Việt Nam khi thành tích không thực sự ổn định. Như năm 2016, đoàn từng giành 1 HCV, 1 HCB để xếp hạng 48 toàn đoàn nhưng ở cả 2 kỳ Olympic gần đây, các VĐV Việt Nam đều trắng tay. Cũng vì thế, mục tiêu dành cho thể thao Việt Nam ở Olympic thực sự khiêm tốn, chỉ ở mức tối thiểu là giành huy chương. Đây cũng được xem là mục tiêu vừa sức với thể thao Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như vài ba năm tới.

Và theo lộ trình, khi thể thao Việt Nam hội tụ đủ nguồn lực thì mới hướng đến những mục tiêu cao hơn, khó hơn trong định hướng đến năm 2045. Lúc đó, chỉ riêng mục tiêu tại Olympic cũng thực sự khó là đứng trong nhóm 50 đoàn dẫn đầu. Và để đạt mục tiêu này, thể thao Việt Nam phải giành HCV. Nếu không, khả năng cao là “văng” khỏi nhóm 50 đoàn dẫn đầu. Gần đây nhất, ở Olympic 2024, đoàn xếp thứ 50 là Bồ Đào Nha cũng đã giành 1 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ. Còn xa hơn, phải đến khi giành 1 HCV, 1 HCB, thể thao Việt Nam mới xếp hạng 48 ở Olympic năm 2016, cũng là thứ hạng toàn đoàn cao nhất của đoàn Việt Nam tại một kỳ Olympic. Hành trình để duy trì vị trí ổn định trong nhóm 50 đoàn dẫn đầu, đồng nghĩa với việc giành tối thiểu 1 HCV ở Olympic chắc chắn sẽ không dễ dàng.

Có giải pháp nhưng vẫn chờ hiệu quả 

Ngay trong Chiến lược, Chính phủ cũng đã chỉ ra giải pháp thực hiện trong đó, phải khẩn trương hoàn thiện việc phân nhóm các môn, nội dung thi đấu và lực lượng VĐV, bảo đảm phù hợp với thế mạnh, điều kiện của nước ta và bám sát xu thế của thế giới; nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, khả thi về đầu tư, huy động nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, khuyến khích, chăm sóc, đãi ngộ với từng nhóm môn, lực lượng vận động viên. Ưu tiên nguồn lực, đầu tư trọng điểm, chuyên sâu cho lực lượng VĐV có khả năng giành huy chương ASIAD và Olympic.

Chính phủ cũng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai cụ thể việc phân nhóm các môn, nội dung thi đấu theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; chủ trì xây dựng Chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic và ASIAD trong giai đoạn tới, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2025...

Thực tế, việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic và ASIAD trong giai đoạn tới để thực hiện các mục tiêu đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 cũng không quá phức tạp. Quan trọng vẫn là cách thực hiện, định hướng cho Cục TDTT cũng như các đơn vị liên quan. Lúc này, người ta vẫn hy vọng vào sự đột phá về đầu tư cho VĐV trọng điểm, nội dung trọng điểm, môn trọng điểm phục vụ cho mục tiêu Olympic và ASIAD cũng như việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, phục hồi sau tập luyện, chế độ dinh dưỡng cho VĐV khi tập trung đội tuyển quốc gia. Bởi như hiện tại, VĐV luôn thiếu đội ngũ bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu, bác sĩ tâm lý, bác sĩ dinh dưỡng chuyên biệt dẫn đến không thể phát huy hết năng lực, thường xuyên chấn thương, sa sút tâm lý ở những thời khắc quyết định trong khi thi đấu. Chính Chiến lược cũng chỉ ra điều này, cho thấy những nhà quản lý cũng nhận thức được vấn đề. Ở đây, quan trọng là cách thực hiện giải pháp khắc phục thay vì chỉ nêu ra rồi thôi...

Không kể, cơ chế huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cho VĐV trọng điểm cũng cần được chăm chút tốt hơn hiện nay... Trong Chiến lược cũng đề cập đến việc này khi cho rằng, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho Hiệp hội thể thao quốc gia, các doanh nghiệp tham gia xây dựng, vận hành các cơ sở đào tạo VĐV; bảo trợ, tài trợ cho các đội tuyển thể thao, VĐV tài năng...

Rõ ràng, mục tiêu trong Chiến lược không quá tầm với thực lực của thể thao Việt Nam đi kèm những giải pháp rõ ràng. Quan trọng hơn cả vẫn là cách thức thực hiện, bắt đầu từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục TDTT rồi đến các địa phương, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia. Thành bại của cả một Chiến lược cũng từ đây mà ra.

Vẫn còn quá ít VĐV trọng điểm cho mục tiêu Olympic

Cho đến hiện tại, theo tính toán của các chuyên gia, số VĐV Việt Nam có khả năng giành huy chương tại Olympic 2028 chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng ngay từ lúc này đã phải thực hiện những giải pháp đầu tư thay vì đặt ra giải pháp cho những VĐV này. Chỉ có như vậy, nhóm này mới có thể giành vé trước khi nghĩ tới việc giành huy chương ở Olympic tới. (Minh Khuê)

Minh Hà 

Việc đưa môn Hà Nội học vào dạy tại các trường ở Thủ đô là cần thiết. Điều này giúp cho học sinh hiểu hơn về vùng đất, con người Hà Nội, phát huy các giá trị vốn có của mảnh đất ngàn năm văn hiến, từ đó tăng thêm lòng tự hào, khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ để xây dựng Thủ đô tương xứng với vị thế vốn có.

Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tục triệt phá các sự vụ liên quan đến "khí cười", "bóng cười" (khí N2O). Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh "bóng cười" trái phép tại quán bar, cà phê và nhà hàng vẫn tồn tại, gây ảnh hưởng rất lớn tới người dùng đặc biệt là giới trẻ.

Nguồn tin PV Báo CAND cho biết, không chỉ khám xét tại tỉnh Thừa Thiên Huế; cùng ngày Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động Bộ Công an cũng đã tổ chức khám xét một số địa điểm có liên quan ở tỉnh Bình Định, TP Hồ Chí Minh…

Thủ đô Hà Nội cùng với các tỉnh thành ở miền Bắc hôm nay được dự báo có sương mù vào sáng sớm, ngày nắng hanh, vùng núi cao có nơi rét dưới 18 độ C. Tại miền Trung vẫn có mưa nhiều nơi.

Những con người bình thường không ai biết đến, chẳng có học hàm, học vị, chuyên môn thực tế, bỗng một ngày khoác tấm áo blouse trắng chễm chệ bắt bệnh, kê đơn bốc thuốc. Nạn bác sĩ “ma” đã hoành hành, gây ra hệ lụy tiềm tàng với sức khỏe người bệnh, trở thành nỗi nhức nhối cho xã hội…

Cuối tháng 3/2024, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Hà Nội và Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp thực hiện công tác khai quật hiện trường cụm di chỉ Vườn Chuối thuộc thôn Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) với diện tích 6.000 mét vuông.

Ngụy trang ma túy trong các hộp sữa rồi vận chuyển từ châu Âu về Việt Nam qua đường hàng không, Nguyễn Văn Ba bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Hà Nội, Cục Hải quan TP Hà Nội và Công an huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bắt quả tang, thu giữ 9,3 kg ketamin.

Ca ghép tim cho bệnh nhân T. là ca ghép tim thứ 13 và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công. Với ca ghép tim này, Bệnh viện Trung ương Huế xác lập kỷ lục mới về ghép tim xuyên Việt khi thời gian đưa quả tim vào lồng ngực người nhận đến lúc tim đập trở lại chỉ mất hơn 50 phút.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết, đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan để tìm phương án giải quyết tốt nhất trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh. Đồng thời, sẽ xử lý nghiêm các sai phạm của trường theo quy định.

Ngày 30/10, Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất - Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho biết vừa cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục phát hiện, bắt giữ thêm một vụ nhập lậu hơn 300 viên kim cương.

Trong lúc thuyền trưởng một tàu cá hành nghề khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa đang kiểm tra bếp nấu ăn trên tàu, thì xảy ra sự cố tai nạn. Ngọn lửa từ bình gas bùng phát mạnh khiến cho nạn nhân bị bỏng nặng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文