Những chuyến du đấu “con nhà nghèo” của VĐV cầu lông Việt Nam

08:16 01/09/2024

Không phải VĐV cầu lông nào cũng tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ như Thùy Linh, hay được chào đón trong ngày về nước như tay vợt trẻ Thu Huyền. Số đông các VĐV Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong hành trình bước ra thế giới, nơi họ nhận chỉ trích nhiều hơn lời động viên.

Cuối tháng 8, ba tay vợt Việt Nam Lê Đức Phát, Nguyễn Hải Đăng và Vũ Thị Anh Thư lên đường thi đấu quốc tế. Điểm đến của họ là Lagos, Nigeria, nơi diễn ra giải cầu lông lớn nhất châu Phi. Miền đất xa lạ chào đón các tay vợt Việt Nam bằng tình huống mất điện ngay trong ngày khai mạc.

Đức Phát tích điểm đến Olympic bằng những giải đấu ở châu Phi và Trung Đông.

"Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi chứng kiến một giải cầu lông bị mất điện, khiến nhà thi đấu tối om chẳng nhìn rõ ai", Hải Đăng chia sẻ trên trang cá nhân. Anh và các đồng đội chia sẻ như một cách phản ánh thực tế: Họ phải chịu rất nhiều khó khăn mỗi khi du đấu nước ngoài.

Lý do duy nhất khiến Đức Phát, Hải Đăng và Anh Thư chọn đến châu Phi thi đấu là chi phí. So với việc thi đấu tại châu Âu hoặc châu Á, trong cùng một thời gian tranh tài và điểm số tích lũy được, các đại diện Việt Nam sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Đó cũng là cách Tiến Minh tích lũy điểm số khi anh không còn ở thời kỳ đỉnh cao.

Mô hình "du đấu kiểu con nhà nghèo" được áp dụng rộng rãi với những tay vợt Việt Nam nuôi tham vọng ra quốc tế. Họ sẵn sàng đến mọi hang cùng ngõ hẻm trên thế giới, không ngại khó khăn gian khổ để cải thiện thứ hạng. Điểm đến của họ có thể là châu Âu, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông, hoặc bất cứ đâu có chi phí sinh hoạt tương đối thấp.

Nhưng trong câu chuyện đến Nigeria tranh tài, chi phí mỗi tay vợt phải bỏ ra cũng không hề nhỏ. Theo thông tin từ hãng hàng không Qatar Airways, vé máy bay khứ hồi giữa Việt Nam và Nigeria dao động trong khoảng 1.500-2.000 USD. Ở giai đoạn tỷ giá tăng cao, mỗi tay vợt Việt Nam đến đây đã tiêu mất 45 triệu đồng, chỉ tính riêng tiền vé máy bay.

Bên cạnh khoản tiền đi lại không hề nhỏ, các tay vợt Việt Nam cũng phải chi thêm tiền ăn ở, sinh hoạt trong khoảng 1 tuần ở xứ người. Nguồn tiền này được huy động từ Liên đoàn Cầu lông Việt Nam, Bộ môn Cầu lông (Cục TDTT), đơn vị chủ quản ở địa phương. Trong trường hợp những cơ quan trên không gánh hết kinh phí, VĐV chính là người phải chi trả.

Theo thời gian, các tay vợt Việt Nam dần học cách thích nghi, cũng như chủ động tìm nhà tài trợ đồng hành trong những chuyến du đấu quốc tế. Thùy Linh đã ký hợp đồng với một số doanh nghiệp lớn, và được chọn làm gương mặt đại diện. Còn trong trường hợp của Đức Phát và Hải Đăng, họ phải tìm đến những nhà tài trợ nhỏ hơn.

Trong số những doanh nghiệp đang tài trợ cho Đức Phát, có tên của một CLB cầu lông nhỏ tại TP Hồ Chí Minh. Của ít lòng nhiều, những VĐV như Đức Phát luôn trân trọng những gì mình nhận được. Trên thực tế, cách làm của Đức Phát cũng được nhiều VĐV nước ngoài áp dụng, khi họ ưu tiên ký hợp đồng với những nhãn hàng nhỏ tại địa phương.

Tại Việt Nam, phát triển cầu lông luôn đem lại áp lực rất lớn mỗi lần thi đấu quốc tế. Đây là môn thể thao được ví như Việt Nam "ra ngõ gặp anh hùng". Chỉ riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã phải cạnh tranh với những cường quốc như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore.

"Người hâm mộ Việt Nam yêu thích bóng đá, nhưng là bóng đá chiến thắng". Câu nói của HLV Park Hang-seo cũng không hề sai nếu thay từ bóng đá bằng cầu lông. Tại mỗi giải đấu quốc tế, Đức Phát, Hải Đăng, hay thậm chí là Thùy Linh trước đây cũng hiếm khi cập nhật kết quả. Bởi trong mắt khán giả, họ không vô địch cũng có nghĩa là thất bại.

An Khánh

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Chủ “phường”, “hụi” thường xây dựng hình ảnh về bản thân, gia đình có cuộc sống giàu sang, hàng tháng trả lãi cao, đúng hẹn, tạo vỏ bọc uy tín… Điều này đánh vào tâm lý tin tưởng trao gửi tài sản của những người tham gia, họ không mảy may nghi ngờ.

Ngày 7/11, Cục Cảnh sát hình sự (CSHS) Bộ Công an cho biết vừa phối hợp với Công an tỉnh Tiền Giang và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an triệt phá một băng nhóm tội phạm nguy hiểm. Băng nhóm này không chỉ tàng trữ vũ khí quân dụng mà còn tổ chức các hoạt động đánh bạc phức tạp, quy tụ hàng chục đối tượng và gây nhiều hệ lụy cho xã hội.

Ông Patrick Turner - người đứng đầu văn phòng đại diện của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Thủ đô Kiev, hôm 5/11 đã đến Ukraine để bắt đầu công việc và gặp Bộ trưởng Quốc phòng nước này Rustem Umerov.

Ngày 7/11, Công an huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) vẫn đang phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ khoảng 2,5ha cây sầu riêng của gia đình bà Vũ Thị Phượng, thôn Ninh Hậu, xã Nam Ninh, bị kẻ gian cưa đổ.

Dù các hãng hàng không đã tăng cường khai thác, đưa ra biện pháp nhằm giảm áp lực giá vé trong dịp Tết năm 2025 nhưng giá vé máy bay vẫn tăng mạnh. Nhiều người dân thất vọng vì mua vé sớm cũng không tìm được giá rẻ.

Chiều 6/11, tại buổi họp cung cấp thông tin về Hội chợ Dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lấn thứ 2 năm 2024 do Bộ Y tế tổ chức, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền cho biết, hội chợ được tổ chức từ ngày 21- 23/11, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) số 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP Hồ Chí Minh.

Sau trận bão lớn gây thiệt hại nặng nề, các làng trồng đào, quất ở Nhật Tân và Tứ Liên (Hà Nội) đang nỗ lực khôi phục vườn cây để kịp cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán. Dù thời gian gấp rút nhưng người nông dân vẫn ngày đêm chăm sóc, phục hồi những cây đào, quất bị ngập úng, gãy đổ; hy vọng mang đến một mùa Tết trọn vẹn.

Là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam nên TP Tam Kỳ tập trung mật độ dân cư và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông đúc. Lợi dụng đặc điểm này, một bộ phận thanh, thiếu niên thiếu hiểu biết, hoặc biết nhưng coi thường pháp luật, cố ý vi phạm pháp luật về giao thông, gây nguy hiểm chính bản thân mình và cho người khác khi tham gia giao thông.

Đến cuối tháng 10/2024, tỉnh Thanh Hóa đã giải ngân được hơn 9.300 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 65,9% kế hoạch vốn phân bổ, đứng thứ 4 cả nước. Tuy nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân 100% nguồn vốn này, từ nay đến cuối năm, các chủ đầu tư, đơn vị thi công đang “chạy nước rút”, nỗ lực tháo gỡ nhiều “nút thắt” quan trọng mới đạt mục tiêu đề ra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文