Phát triển du lịch làng nghề truyền thống

10:11 14/10/2021

Cùng với nhiều di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh, thị xã An Nhơn (Bình Định) hiện có 24 làng nghề thủ công truyền thống và nhiều làng nghề trồng mai cảnh nổi tiếng trong nước.

Những năm qua, các làng nghề truyền thống ở thị xã An Nhơn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu lao động và tăng thu nhập cho người lao động; cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân ở nông thôn.

Ông Mai Xuân Tiến, Phó Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn, cho biết, số lao động tham gia sản xuất nghề bình quân hơn 3.200 người, thời vụ cao điểm có hơn 5.200 lao động tham gia sản xuất. Giá trị sản xuất trong các làng nghề trên địa bàn thị xã hằng năm đạt từ 350 - 400 tỷ đồng.

Một công đoạn sản xuất tại làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá.

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, thị xã An Nhơn đã triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Trong đó, hoàn thành chi tiết tỷ lệ 1/500 làng nghề rượu Bàu Đá và làng nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu; hỗ trợ cho các xã, phường triển khai xây dựng nhà trưng bày sản phẩm làng rèn Tây Phương Danh; đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước làng nghề bún bánh An Thái (xã Nhơn Phúc), sân phơi bánh tráng tập trung cho làng nghề Trường Cửu (xã Nhơn Lộc), cổng làng nghề và lắp biển chỉ dẫn vào các làng nghề; cấp nồi nấu rượu bằng đồng đỏ để sản xuất rượu Bàu Đá…

Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp từ tỉnh, thị xã đến các xã, phường, nhiều cơ sở, hộ làm nghề truyền thống đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới sản xuất và mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các làng nghề, sản phẩm làng nghề truyền thống ở An Nhơn chứa đựng và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng, thể hiện bản sắc văn hoá địa phương. Theo ông Tô Hồng Phương, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã An Nhơn, sản phẩm của làng nghề truyền thống ở địa phương chứa đựng các tri thức dân gian, bí quyết nghề nghiệp, kỹ năng truyền nghề, tinh hoa văn hóa nghệ thuật gắn liền với các nghệ nhân, qua bàn tay của những người thợ, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngoài các giá trị về kinh tế và văn hóa xã hội, các làng nghề truyền thống An Nhơn có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch địa phương. Làng nghề Bàu Đá Nhơn Lộc là 1 trong 4 làng nghề tiêu biểu được thực hiện trong đề án thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025.

Làng nghề mỹ nghệ Nhơn Hậu đã và đang là một điểm dừng chân cho du khách tham quan trong các tour du lịch của tỉnh. Trên cơ sở các đề án, chương trình, kế hoạch của tỉnh về du lịch, UBND thị xã An Nhơn đã xây dựng và triển khai các kế hoạch về phát triển du lịch với mục tiêu xác định phát triển du lịch làng nghề, sản phẩm làng nghề truyền thống thành sản phẩm du lịch tạo thêm công việc làm, tăng thu nhập cho cư dân làm nghề, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, góp phần xây dựng thị xã An Nhơn đô thị loại 3 trở thành thành phố trực thuộc tỉnh năm 2025.

Tuy có những bước phát triển khá ổn định, song do nguồn lực ngân sách và nhân lực còn hạn chế, đồng thời chịu sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập, của nền kinh tế thị trường, đại dịch COVID-19 nên một số làng nghề, ngành nghề truyền thống phải hoạt động cầm chừng, thị trường tiêu thụ bấp bênh, đang bị mai một và có nguy cơ bị mai một, đặc biệt là ở làng rèn Tây Phương Danh và làng gốm Vân Sơn.

Chưa kể, ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra ở một số làng nghề, nhất là ô nhiễm môi trường không khí, đất, tiếng ồn do sử dụng các loại chất đốt và vật dụng trong công nghệ sản xuất đúc, tiện gỗ mỹ nghệ… Lãnh đạo thị xã An Nhơn cho rằng, để tạo sự đột phá trong phát triển làng nghề, thời gian tới, thị xã sẽ có cơ chế hỗ trợ các làng nghề ổn định thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới.

Khuyến khích các làng nghề đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo sản phẩm làng nghề giữ gìn được những nét đặc trưng, bản sắc văn hóa địa phương.

Thanh Liêm

Trong quá trình điều tra, truy tố và trước khi đưa vụ án ra xét xử, các cơ quan tố tụng đã nhiều lần thông báo cho các bị hại đến cung cấp thông tin về vụ việc và số tiền bị thiệt hại. Đồng thời thông tin công khai về số tài sản kê biên, phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan và đồng phạm ngay từ khi kết thúc điều tra.

Sự việc xảy ra ở công trình đường tránh phía Đông TP Đông Hà (Quảng Trị), đoạn qua địa bàn xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 6, từ ngày 26 - 29/10/2024, địa phương này có mưa vừa đến mưa to.

Trong khuôn khổ Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024-SEMIExpo Viet Nam 2024 với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 7/11, các diễn giả tham gia chương trình nhận định Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Với quyết tâm cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU, thời gian qua các địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, hướng tới mục tiêu khai thác thủy sản bền vững. Lực lượng Công an đã có nhiều hoạt động cụ thể, tích cực để đóng góp vào công tác này…

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文