Phát triển du lịch làng nghề truyền thống

10:11 14/10/2021

Cùng với nhiều di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh, thị xã An Nhơn (Bình Định) hiện có 24 làng nghề thủ công truyền thống và nhiều làng nghề trồng mai cảnh nổi tiếng trong nước.

Những năm qua, các làng nghề truyền thống ở thị xã An Nhơn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu lao động và tăng thu nhập cho người lao động; cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân ở nông thôn.

Ông Mai Xuân Tiến, Phó Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn, cho biết, số lao động tham gia sản xuất nghề bình quân hơn 3.200 người, thời vụ cao điểm có hơn 5.200 lao động tham gia sản xuất. Giá trị sản xuất trong các làng nghề trên địa bàn thị xã hằng năm đạt từ 350 - 400 tỷ đồng.

Một công đoạn sản xuất tại làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá.

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, thị xã An Nhơn đã triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Trong đó, hoàn thành chi tiết tỷ lệ 1/500 làng nghề rượu Bàu Đá và làng nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu; hỗ trợ cho các xã, phường triển khai xây dựng nhà trưng bày sản phẩm làng rèn Tây Phương Danh; đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước làng nghề bún bánh An Thái (xã Nhơn Phúc), sân phơi bánh tráng tập trung cho làng nghề Trường Cửu (xã Nhơn Lộc), cổng làng nghề và lắp biển chỉ dẫn vào các làng nghề; cấp nồi nấu rượu bằng đồng đỏ để sản xuất rượu Bàu Đá…

Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp từ tỉnh, thị xã đến các xã, phường, nhiều cơ sở, hộ làm nghề truyền thống đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới sản xuất và mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các làng nghề, sản phẩm làng nghề truyền thống ở An Nhơn chứa đựng và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng, thể hiện bản sắc văn hoá địa phương. Theo ông Tô Hồng Phương, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã An Nhơn, sản phẩm của làng nghề truyền thống ở địa phương chứa đựng các tri thức dân gian, bí quyết nghề nghiệp, kỹ năng truyền nghề, tinh hoa văn hóa nghệ thuật gắn liền với các nghệ nhân, qua bàn tay của những người thợ, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngoài các giá trị về kinh tế và văn hóa xã hội, các làng nghề truyền thống An Nhơn có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch địa phương. Làng nghề Bàu Đá Nhơn Lộc là 1 trong 4 làng nghề tiêu biểu được thực hiện trong đề án thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025.

Làng nghề mỹ nghệ Nhơn Hậu đã và đang là một điểm dừng chân cho du khách tham quan trong các tour du lịch của tỉnh. Trên cơ sở các đề án, chương trình, kế hoạch của tỉnh về du lịch, UBND thị xã An Nhơn đã xây dựng và triển khai các kế hoạch về phát triển du lịch với mục tiêu xác định phát triển du lịch làng nghề, sản phẩm làng nghề truyền thống thành sản phẩm du lịch tạo thêm công việc làm, tăng thu nhập cho cư dân làm nghề, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, góp phần xây dựng thị xã An Nhơn đô thị loại 3 trở thành thành phố trực thuộc tỉnh năm 2025.

Tuy có những bước phát triển khá ổn định, song do nguồn lực ngân sách và nhân lực còn hạn chế, đồng thời chịu sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập, của nền kinh tế thị trường, đại dịch COVID-19 nên một số làng nghề, ngành nghề truyền thống phải hoạt động cầm chừng, thị trường tiêu thụ bấp bênh, đang bị mai một và có nguy cơ bị mai một, đặc biệt là ở làng rèn Tây Phương Danh và làng gốm Vân Sơn.

Chưa kể, ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra ở một số làng nghề, nhất là ô nhiễm môi trường không khí, đất, tiếng ồn do sử dụng các loại chất đốt và vật dụng trong công nghệ sản xuất đúc, tiện gỗ mỹ nghệ… Lãnh đạo thị xã An Nhơn cho rằng, để tạo sự đột phá trong phát triển làng nghề, thời gian tới, thị xã sẽ có cơ chế hỗ trợ các làng nghề ổn định thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới.

Khuyến khích các làng nghề đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo sản phẩm làng nghề giữ gìn được những nét đặc trưng, bản sắc văn hóa địa phương.

Thanh Liêm

Chiến lược dữ liệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác định là nguồn tài nguyên mới, yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Gần 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang tham gia liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) như ngồi trên đống lửa khi lúa đã bán đi, tiền chưa nhận được, nợ chi phí sản xuất của vụ Đông Xuân chưa trả thì gánh nặng của đợt xuống giống vụ Hè Thu lại đến…

Dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo đang được đưa ra lấy ý kiến đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp.

Điện Biên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng ủy Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại trong đó có hợp tác quốc tế với Công an các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp thuộc 2 quốc gia Lào và Trung Quốc trong đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia…

Các đơn vị trúng thầu dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đi qua địa bàn xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã san ủi đồi núi, đổ lấp xuống con sông chảy qua địa bàn xã này hàng nghìn m3 đất đá. Hậu quả của việc làm này không chỉ gây ra tình trạng sông suối bị chặn dòng, thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ở vùng hạ du, mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh; gây bồi lấp, nhấn chìm ruộng đồng, nhà cửa của hàng trăm hộ dân ở đây vào mùa mưa lũ.

Chỉ trong vòng 3 tháng, bóng đá Việt Nam liên tục rúng động vì thông tin các cầu thủ chuyên nghiệp "nhúng chàm". Sau vụ 5 cầu thủ Bà Rịa Vũng Tàu bị bắt vì nghi vấn dàn xếp tỷ số đến lượt 5 cầu thủ của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh bị tạm giam vì liên quan đến ma túy.

Thuê máy chủ ở nước ngoài, đường dây môi giới mại dâm quy mô do Hoàng Duy Hưng, SN 1990, trú tại thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã tạo ra hàng loạt trang website "đen", đăng tải hình ảnh gái mại dâm và tạo ra các diễn đàn trên mạng để câu khách. Ước tính cả triệu người tham gia các trang web và diễn đàn độc hại này.

Thủ đô Hà Nội được dự báo vẫn có mưa dông vào buổi sáng, đến trưa chiều trời hửng nắng. Trong khi đó, khu vực vùng núi Bắc Bộ tiếp tục có mưa to. Nam Bộ bớt nắng nóng, chiều tối có mưa.

Vụ ngộ độc bánh mì ở TP Long Khánh, Đồng Nai khiến 568 người phải nhập viện chưa lắng xuống thì tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục có thêm nhiều sinh viên nghi ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, hơn 10 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cỗ ở Thái Bình có món tiết canh dê đã gióng lên hồi chuông báo động về an toàn thực phẩm (ATTP).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文