Trưng bày 150 tài liệu, hình ảnh từ 1954 – 1976 tại triển lãm “Non sông liền một dải”

11:39 22/04/2025

Ngày 22/4, triển lãm chuyên đề “Non sông liền một dải” đã diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phát biểu khai mạc triển lãm, TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” giới thiệu 150 tài liệu, hiện vật tiêu biểu, quý giá đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Thông qua triển lãm, Ban tổ chức mong muốn khơi dậy trong mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ niềm tự hào, ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Trưng bày 150 tài liệu, hình ảnh từ 1954 – 1976 tại triển lãm “Non sông liền một dải” -0
Các đại biểu tham quan triển lãm.

Trưng bày “Non sông liền một dải” bao gồm 3 phần chính. Trong đó, phần 1 có chủ đề “Khát vọng thống nhất”, giới thiệu các tư liệu, hình ảnh về nhân dân Việt Nam thi hành Hiệp định Geneve năm 1954, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc đấu tranh đòi hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân hai miền Nam – Bắc.

Trong phần 1, công chúng có dịp tìm hiểu nhiều hình ảnh đặc biệt của đất nước như: Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, giới tuyến tạm thời giữa hai miền Bắc - Nam Việt Nam từ tháng 7/1954; nhân dân miền Bắc vui mừng đón cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc tại Sầm Sơn, Thanh Hoá, năm 1955; nhân dân Sài Gòn-Gia Định đấu tranh đòi thống nhất đất nước, ngày 1/5/1956; Nhà máy Cơ khí Hà Nội (Công ty Cơ khí Hà Nội) một trong những cơ sở công nghiệp lớn ra đời ngày 12/4/1958…

Khách tham quan trong ngày đầu triển lãm "Non sông liền một dải". 

Phần 2 có chủ đề “Nước Việt Nam là một – Dân tộc Việt Nam là một”, giới thiệu về đường lối, quyết sách sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo quân và dân Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; sự ủng hộ, chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam; sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Phần 2 của triển lãm có nhiều tư liệu, hình ảnh đặc biệt về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5-10/9/1960; Lễ thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Tân Lập, Châu Thành, Tây Ninh, ngày 20/12/1960; Nhân dân Củ Chi (Sài Gòn) đồng khởi phá ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy, năm 1960; Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” của học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; ống nghe điện thoại - Đồn Biên phòng số 27 đóng tại xã Tân lập, Tân Biên, Tây Ninh dùng để liên lạc, chỉ huy tác chiến và bảo vệ Trung ương Cục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ…

Một góc triển lãm "Non sông liền một dải".
Những trang tài liệu được Bảo tàng Lịch sử quốc gia bảo quản, giới thiệu đến du khách.

Phần 3 có chủ đề “Non sông liền một dải”, giới thiệu về những thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam; không khí tưng bừng, niềm vui của ngày thống nhất non sông; nhân dân hai miền Nam - Bắc sum họp; đất nước Việt Nam thống nhất, non sông liền một dải.

Nhiều tài liệu, hiện vật tiêu biểu, gắn liền với Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong đó có các hình ảnh Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; Quân giải phóng tiến công làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk; TP Đà Nẵng, TP Huế; đánh chiếm Dinh Tổng thống ngụy Sài Gòn; Hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước khai mạc tại Sài Gòn - Gia Định, ngày 15/11/1975...

Các tài liệu, hình ảnh được trưng bày đến hết tháng 8/2025.

Hoa Nguyễn

Bão Wipha đổ bộ 2 lần liên tiếp vào các khu vực miền Nam Trung Quốc mang theo mưa lớn và gió gật mạnh đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân địa phương, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Đông, với một loạt cảnh báo về lũ quét và lở đất được đưa ra. 

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), ngày 21/7, Cục Công tác chính trị (Bộ Công an) đã phối hợp cùng Công an tỉnh Tây Ninh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chính quyền địa phương cùng các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Bữa cơm tri ân – Con về bên Mẹ”.

Liên quan đến vụ việc tàu câu mực bị sóng đánh chìm khi đang chở 30 khách du lịch đi câu mực ngoài khơi biển Thiên Cầm, ngành chức năng xác nhận hoạt động này là tự phát, chủ tàu không đăng ký với chính quyền cũng như cơ quan chức năng trước giờ ra khơi.

Trong thời gian trốn truy nã, Phạm Văn Thảo (SN 1991, HKTT tại xã Tây Yên A, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, nay là Ấp Hai Tốt, xã Tây Yên, tỉnh An Giang), đối tượng có 3 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản” đã sử dụng giấy chứng minh CAND giả mang tên Lê Nhật Phong, giả mạo là cán bộ Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 21/7, Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an (Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) có Công điện số 08/CĐ-BCĐ gửi Công an các đơn vị, địa phương về việc tập trung ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.

Để tạo lòng tin, Giang lấy phôi “Sổ chứng nhận góp vốn đầu tư” do Công ty vàng Bắc Á phát hành và ký giả chữ ký Tổng Giám đốc Công ty vàng Bắc Á rồi đưa người thân, người quen xem. Tin tưởng thông tin Giang đưa ra, từ ngày 24/10/2018 đến ngày 4/7/2022, ba bị hại góp vốn và chuyển cho Giang hơn 107 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.