Hé lộ dàn vũ khí Nga dùng để "san phẳng" cơ sở quân sự Ukraine

16:30 25/02/2022

Nga đã sử dụng một số mẫu tên lửa uy lực được khai hỏa từ đất liền, máy bay quân sự và tàu chiến để vô hiệu hóa các cơ sở quân sự của Ukraine, trong chiến dịch quân sự đặc biệt được Tổng thống Putin thực hiện tại quốc gia láng giềng.

Nga từ ngày 24/2 mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" Ukraine. Quân đội Nga sau đó xác nhận họ chỉ sử dụng những loại vũ khí chính xác nhắm vào các cơ sở quân sự của Kiev và khẳng định các loại vũ khí này không nhắm vào các thành phố cũng như dân thường.

"Hỏa thần" Kalibr

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết Nga đã mở màn chiến dịch với 30 tên lửa hành trình 3M14 Kalibr. Đây là loại tên lửa hành trình hiện đại hàng đầu trong biên chế quân đội Nga, được thiết kế để khai hỏa từ tàu ngầm và tàu chiến mặt nước.

Tên lửa Kalibr được khai hỏa từ tàu chiến Nga. Ảnh: TASS

Kalibr được Nga lần đầu thực chiến năm 2015, thời điểm Nga khởi động chiến dịch can dự ở Syria. Kalibr khi đó được bắn đi từ tàu chiến trên biển Caspian, bay qua không phận Iran và Iraq, trước khi đánh trúng nhiều mục tiêu IS trong lãnh thổ Syria từ khoảng cách 1.500 km với sai số chưa tới 3m.

Sputnik cho hay, Kalibr có nhiều biến thể, hoạt động tương tự tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Trong đó, đáng chú ý nhất là biến thể 3M14 được bắn từ tàu nổi có tầm hoạt động 2.500km, mang đầu nổ 400kg và bay ở vận tốc cận âm.

Tên lửa Kalibr được đưa vào ống phóng của tàu ngầm. Ảnh: RT

Kalibr sử dụng các hệ thống dẫn đường bằng định vị vệ tinh GLONASS, dẫn đường quán tính và radar chủ động ARGS-14E kèm theo một hệ thống đo độ cao và khớp ảnh địa hình giúp nó tự điều chỉnh đường đi theo thực địa và bám sát mặt đất cũng như mặt nước để tránh radar đối phương.

Video ghi lại cảnh tên lửa Kalibr được khai hỏa từ tàu chiến vào mục tiêu ở Syria. Video: RT

Hạm đội Biển Đen của Nga sở hữu nhiều chiến hạm có thể triển khai tên lửa 3M14, gồm 3 tàu hộ vệ Đề án 11356M, 4 tàu tên lửa Đề án 21630 cùng 6 tàu ngầm Đề án 636.3, còn gọi là lớp Kilo cải tiến.

Các mẫu tên lửa hành trình phóng từ máy bay

Ngày đầu giao tranh, Nga đã san phẳng khoảng 80 cơ sở quân sự mặt đất của Ukraine. Tờ Drive dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng Nga gần như chắc chắn đã sử dụng khoảng 75 máy bay ném bom hạng nặng và hạng trung để khai hỏa tên lửa vào quốc gia láng giềng.

Oanh tạc cơ Tu-160 của Nga. Ảnh: ITN

Các máy bay ném bom hạng nặng có thể là "Thiên nga trắng" Tu-160 và Tu-95MS, hoặc Tu-22M3. Trong khi đó, các phi cơ hạng trung có thể là Su-24 và Su-34 "thú mỏ vịt".

Trong số này, bộ đôi oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS và Tu-160 có thể phóng nhiều loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất với tầm bắn lớn, có thể kể tới như Kh-101 và Kh-555.

Tu-95MS và lượng vũ khí khổng lồ nó có thể mang theo khi làm nhiệm vụ. Ảnh: ZvezdaTV

Kh-101 là tên lửa hành trình cận âm hiện đại, tàng hình có tầm bắn tối đa 4.500 km. Mẫu vũ khí này được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với đầu dò quang - điện tử, cũng như cập nhật vị trí và đường bay qua vệ tinh, giúp nó có khả năng thay đổi đường bay và mục tiêu linh hoạt.

Với động cơ turbine phản lực TRDD-50A, Kh-101 bay hành trình ở vận tốc khoảng 700 km/h. Diện tích phản xạ radar chỉ 0,01 m2 cùng độ cao hành trình chỉ 30-70 m khiến Kh-101 rất khó bị phát hiện bởi những hệ thống cảnh giới mặt đất.

Quân nhân Nga đưa tên lửa Kh-101 vào khoang bom của oanh tạc cơ Tu-160MS.

Mẫu còn lại, Kh-555 là phiên bản cải tiến của tên lửa Kh-55, có tầm bắn khoảng 2.000km. Ưu điểm của dòng tên lửa này là khả năng bay bám địa hình ở độ cao rất thấp để tránh bị phát hiện cũng như bắn hạ.

Kh-555 được lắp đặt thiết bị định vị vệ tinh và đầu dò quang - điện tử, cho phép tăng độ chính xác tới 5 lần so với mẫu Kh-55 nguyên gốc. Mẫu Kh-555 đủ khả năng mang đầu nổ nặng 450kg. Dù không mang theo đầu đạn hạt nhân, nó vẫn có thể san phẳng một cơ sở quân sự loại nhỏ hoặc các kho, bãi tập kết thiết giáp, nhiên liệu.

9K720 Iskander-M

Ngoài tên lửa hành trình, Nga được cho là đã sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander-M nhắm vào các cơ sở quân sự ở Ukraine. Lầu Năm Góc ước tính khoảng 100 tên lửa đạn đạo chiến thuật đã được khai hỏa trong những giờ đầu xung đột.

Tên lửa Iskander-M của Nga. Ảnh: V. Kuzmin

Xuất hiện lần đầu từ năm 1996 và biên chế cho quân đội Nga vào năm 2006, tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander được thiết kế để thay thế các tên lửa chiến thuật Tochka-U đời cũ dưới thời Liên Xô, với khả năng tấn công chính xác mục tiêu trong tầm bắn từ 50-480km.

Iskander hoạt động theo nguyên tắc bán đạn đạo, có trần bay 50km và hồi quyển để lao vào mục tiêu với đường bay độc đáo. Iskander sở hữu khả năng tàng hình và phòng thủ chủ động để đánh lừa radar đối phương, biến nó thành một trong những loại vũ khí răn đe hiếm hoi đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa trên thế giới.

Tầm bắn 500km của Iskander bao trùm một phần lãnh thổ châu Âu khi nó xuất hiện tại vùng Kalilingrad. Ảnh: ITN

Mỗi tên lửa Iskander phiên bản đầu có trọng lượng khoảng 4 tấn, dài 7,3m, đường kính thân 0,92m, tốc độ bay trên Mach 7 (9.000-9.500km/h). Phiên bản Iskander-M được trang bị các đầu dò điện tử, để kết hợp với hình ảnh từ máy bay chỉ huy trên không (AWACS) giúp nó đánh trúng mục tiêu di động với sai số chưa đầy 3m.

Về sức công phá, đầu đạn tên lửa Iskander có phiên bản hạt nhân, nhưng thông thường, nó được thiết kế để mang theo các loại đầu đạn phi hạt nhân như đạn nổ mảnh, đạn chùm, nhiệt áp, xuyên phá hầm ngầm và xung điện từ (EMP).

Moscow hiện sở hữu trên dưới 100 tổ hợp Iskander, triển khai dọc đất nước và ở Kaliningrad – vùng lãnh thổ nằm giữa Litva và Ba Lan. Nga luôn coi Iskander là một phần của chiến lược răn đe ở châu Âu.

Quân bài bí mật 9M728 và 9M729

Một số nguồn tin cho biết, ngoài Iskander-M, Nga đã sử dụng tổ hợp tên lửa hành trình Iskander-K để tấn công các cơ sở quân sự Ukraine.

Hình ảnh tên lửa, được cho là 9M728, khai hỏa trong tập trận. Nó có hình dáng rất giống tên lửa Kalibr. Ảnh: Getty

Iskander-K dùng chung xe chở đạn kiêm bệ phóng và phương tiện hỗ trợ với hệ thống Iskander-M. Tuy nhiên, đạn được khai hỏa lại có nhiều điểm khác biệt. Các chuyên gia nói rằng Iskander-K thường được trang bị đạn 9M728, vốn còn được xem là phiên bản mặt đất của tên lửa Kalibr.

Tên lửa 9M728 (trái) và phiên bản đạn truyền thống trên xe phóng Iskander. Ảnh: ITN

9M728 được quân đội Nga thử nghiệm thành công vào tháng 8/2018 với trần bay 6 km, tầm bắn 500 km và có thể tự điều chỉnh hướng bay. Tuy nhiên, phương Tây khẳng định Nga còn một phiên bản khác của 9M728 là 9M729 có tầm bắn hơn 2.000km, vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Tochka

Tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn Tochka SS-21 Scarab cũng xuất hiện trong chiến dịch của Nga. Đây là biến thể nâng cấp của tên lửa Tochka đời cũ được phát triển từ năm 1968 nhằm thay thế đạn tên lửa chiến trường FROG-7B, có tầm bắn khoảng từ 120 đến 140km.

Tochka SS-21 Scarab. Ảnh: Getty Images

Tên lửa Tochka có thể được trang bị hai loại đầu đạn khác nhau, một loại là đạn nổ thông thường, loại còn lại có thể rải bom chùm trong khu vực có bán kính 200m, tiêu diệt các loại xe tăng hoặc phá hoại đường băng cất cánh của một căn cứ quân sự.

Ngoài Nga, Ukraine cũng sở hữu nhiều tổ hợp Tochka SS-21 Scarab và từng sử dụng chúng trong các chiến dịch nhằm vào lực lượng ly khai ở miền Đông.

Thiện Nhân

Sáng 20/5, TAND tỉnh Lào Cai mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai), bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng 15 bị cáo khác trong vụ án: “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến hành vi khai thác trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit .

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa song Người để lại cho hậu thế những di sản vô cùng quý giá. Di sản Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng, là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Di sản ấy là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do chính Người sáng tạo, để lại cho Đảng, dân tộc Việt Nam.

Với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) theo kiểu “bò ngang”, các chuyên gia cho rằng mục tiêu nâng dư nợ TPDN đạt tối thiểu khoảng 20% GDP đến năm 2025, và đạt 25% đến năm 2030 là rất thách thức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo luật Nhà giáo để lấy ý kiến dư luận. Một trong những nội dung được quan tâm trong Dự thảo luật Nhà giáo là quy định: "Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".

TAND tỉnh Bình Dương vừa mở phiên tòa xét xử vụ án mua bán người dưới 16 tuổi và làm giả, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Các bị cáo phần đông là những bà mẹ vì nhiều hoàn cảnh, lý do đã bán chính đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau.

Đêm 19/5, vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh mùa 2023/2024 đã diễn ra,  Man City đã đánh bại West Ham 3-1 trên sân Etihad. Ba điểm có được giú đoàn quân HLV Pep Guardiola đoạt chức vô địch lần thứ 4 liên tiếp.

Mặc dù chưa có “Chấp thuận chủ trương đầu tư” của cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng nhiều năm qua, cơ sở băm dăm của chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt tại xã Xuân Hoà, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp quy định pháp luật.

Trước tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lam, đặc biệt là đoạn giáp ranh với tỉnh Nghệ An có chiều hướng gia tăng, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường công tác đấu tranh, tham mưu chính quyền địa phương các cấp siết chặt quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn.

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文