Nga mất oanh tạc cơ Tu-22M3, chiến sự Ukraine có ảnh hưởng?

15:20 20/04/2024

Nga xác nhận một chiếc Tu-22M3 rơi do lỗi kĩ thuật khi nó đang trở về căn cứ sau nhiệm vụ chiến đấu, trong khi Ukraine tuyên bố lần đầu tiên bắn hạ thành công mẫu oanh tạc cơ tầm xa quan trọng trong biên chế không quân Nga.

Theo các thống kê được Nga công bố, vụ rơi Tu-22M3 hôm 19/4 là lần đầu tiên một máy bay loại này rơi kể từ khi chiến sự ở Ukraine bùng phát tháng 2/2022. Quân đội Nga tuyên bố chiếc phi cơ gặp trục trặc kĩ thuật, rơi xuống một cánh đồng ở vùng Stavropol phía Tây Nam nước này.

Hình ảnh chiếc Tu-22M3 bị thiêu trụi sau sự cố ngày 19/4. Ảnh: GettyImages

Nga khẳng định 3 phi công đã kịp thời bung ghế thoát hiểm và sau đó được đưa đến bệnh viện, một người mất tích. Sự cố với chiếc Tu-22M3 xảy ra khi nó không mang vũ khí và bay trên khu vực không người ở nên không gây thiệt hại về người và tài sản dưới mặt đất.

Hình ảnh ghi lại vụ việc chiếc Tu-22M3 rơi cho thấy máy bay bị cháy phần đuôi, rơi theo phương thẳng đứng. Sau cú tiếp đất, chiếc phi cơ bị thiêu rụi hoàn toàn.

Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov tuyên bố quân đội nước này bắn rơi máy bay trong một cuộc "phục kích" kéo dài một tuần. Ukraine khẳng định chiếc Tu-22M3 trúng đạn từ khoảng cách 308km, nhưng không nêu tên loại vũ khí.

Ukraine không có nhiều tên lửa đạt tầm bắn xa đến 300km. Một nguồn tin tình báo nói với hãng tin Reuters rằng, máy bay của Nga đã bị tấn công bằng hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-200 từ thời Liên Xô đã được cải tiến.

Tu-22M3 của Nga cất cánh cùng tên lửa Kh-22. Ảnh: GettyImages

Ông Budanov tiết lộ, binh sĩ Ukraine "chờ đợi rất lâu" để theo dõi chiếc máy bay. Quan chức Ukraine nói Kiev đã áp dụng các biện pháp "kỹ thuật và phương tiện" tương tự vụ bắn hạ một chiếc trinh sát cơ A-50 của Nga hồi đầu năm.

Tu-22M3 là phiên bản cuối cùng của dòng Tu-22, được NATO định danh là Backfire. Theo cục thiết kế Tupolev, nguyên mẫu đầu tiên của phiên bản M3 cất cánh lần đầu ngày 20/6/1977 và bắt đầu được sản xuất năm 1978. Tập đoàn sản xuất máy bay Kazan đã chế tạo tổng số gần 500 biến thể Backfire khác nhau.

Tu-22M3 dài hơn 42m, sở hữu thiết kế cánh cụp, cánh xoè để hoạt động linh hoạt ở nhiều dải vận tốc khác nhau. Chiếc phi cơ có sải cánh rộng nhất 34,28m khi xòe, 23,3m khi cụp và trọng lượng cất cánh 124 tấn. Thân máy bay được làm bằng hợp kim nhôm, thép cường độ cao, magie và cả hợp kim titan để đảm bảo khả năng chống chọi mọi điều kiện thời tiết.

Tu-22M3 có khả năng hoạt động ở vận tốc tối đa hơn 2.300km/h. Ảnh:Airliners

Khi Tu-22M3 được đưa vào biên chế, nó khiến hải quân Mỹ rất bất an do chúng được thiết kế để mang theo tên lửa hành trình diệt hạm tầm xa. Tu-22M3 là oanh tạc cơ bay nhanh nhất khi nó ra đời, đạt vận tốc tối đa Mach 1,88 (hơn 2.300 km/h).

Dù có kích thước nhỏ hơn hai mẫu oanh tạc cơ chiến lược khác là Tu-160 và Tu-95, Tu-22M3 vẫn có thể mang theo 24 tấn vũ khí, bao gồm các loại tên lửa tầm xa hoặc bom. Trong các nhiệm vụ chiến đấu ở Ukraine, nó thường mang tên lửa Kh-22.

Phiên bản Kh-22 thông thường có tầm bắn 600km, tốc độ tối đa hơn 5.000 km/h, trong khi phiên bản Kh-32 nâng cấp đạt tầm bắn đến 1.000km. Mỗi quả tên lửa loại này có thể mang đầu nổ thông thường nặng một tấn, dẫn đường bằng radar kết hợp hệ thống định vị hiện đại. Khi đến gần mục tiêu, Kh-22 sẽ tăng độ cao bay, sau đó bổ nhào xuống ở tốc độ cao, gây sát thương lớn.

Quân đội Ukraine từng nhiều lần thừa nhận Kh-22 là một trong những tên lửa khó đánh chặn nhất của Nga. Trong cuộc tập kích sáng 19/4, tức ngay trước khi chiếc Tu-22M3 bị rơi, Ukraine xác nhận chặn được 2/6 quả đạn Kh-22.

Reuters trích dẫn báo cáo Cân bằng Quân sự năm 2024 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London, không quân Nga hiện vận hành tổng cộng 57 chiếc Tu-22M3, bao gồm cả chiếc mới bị rơi.

Tuy nhiên, do chúng được bố trí ở nhiều sân bay trên khắp nước Nga phục vụ nhiệm vụ trực chiến tại nhiều khu vực khác nhau, sự cố với chiếc Tu-22M3 tại căn cứ ở Stavropol có thể giảm hiệu suất tấn công các mục tiêu Ukraine của Nga trong thời gian ngắn.

Toà nhà ở Ukraine bị phá huỷ sau khi trúng tên lửa được cho là Kh-22. Ảnh: CNN

Khi tuyên bố bắn rơi chiếc Tu-22M3 của Nga, lãnh đạo tình báo Ukraine Budanov mô tả Tu-22M3 được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất, từng gây ra "những tàn phá nặng nề" ở thành phố cảng Odessa. "Odessa bây giờ sẽ dễ thở hơn một chút", ông Budanov đánh giá.

Bên cạnh đó, nếu nó thật sự đã rơi do bị bắn hạ, sự cố này có thể khiến Nga lựa chọn phương án đưa oanh tạc cơ đến các căn cứ nằm sâu hơn phía sau tiền tuyến, đồng thời phải bố trí thêm các hệ thống tên lửa phòng không đến các căn cứ quan trọng.

Theo Reuters, Tu-22M3 từng bị Ukraine nhắm mục tiêu nhiều lần. Năm ngoái, tình báo quân đội Anh cho biết một chiếc Tu-22M3 không trong trạng thái hoạt động "rất có thể đã bị phá hủy" trong một cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine vào căn cứ Nga tại vùng Novgorod. Nga không xác thực thông tin nêu trên.

Phong Nguyễn

Thời gian qua, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhất là Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện đã vận dụng tối đa nguồn lực, trở thành điểm tựa, hỗ trợ cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, lao động vươn lên trong cuộc sống…

Theo một số nguồn tin quân sự, kể từ tuần trước, các lực lượng Nga đã tăng gấp đôi cường độ tấn công của họ trên một số mặt trận, trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và thời gian tới có khả năng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. Đặc biệt, việc Nga nối lại các hoạt động quân sự ở Zaporizhzhia từ đầu tháng 10 cho thấy khả năng Moscow sẽ mở đợt tấn công lớn nhằm vào khu vực này.

Ngày 4/11 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất một số giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại chùa Xuân Lũng (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

Sáng 16/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) cho biết, vừa phối hợp cùng Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ Huỳnh Văn Thanh (SN 1989, ngụ Trà Vinh), Chung Diệu Long (SN 1988, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra, làm rõ hành vi trộm và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Một buổi tối trung tuần tháng 11/2024, lớp học tình thương nằm bên đầm Sam (thuộc đầm phá Tam Giang) ở khu tái định cư (TĐC) Đập Góc, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) sáng trưng ánh đèn điện cùng nhiều tiếng cười nói của các em học sinh. Như thường lệ, cứ vào buổi tối có 20 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở khu TĐC Đập Góc lại mang sách vở đến lớp học miễn phí này để được thầy Hòa dạy kèm viết chữ, tập đọc và làm Toán. Bên trong phòng học rộng gần 50m2 với những bộ bàn ghế gỗ được kê san sát, các em học sinh cần mẫn ngồi viết chữ theo hướng dẫn của thầy Hòa. 

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng Công an xã tại Hà Tĩnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc lừa đảo qua mạng, trong đó phổ biến vẫn là chiêu thức mạo danh người có công quyền đề nghị chuyển tiền qua tài khoản.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文