Soái hạm Moscow vừa chìm - con tàu "nặng duyên nợ" Nga - Ukraine

08:48 15/04/2022

Tuần dương hạm Moscow, soái hạm của Hạm đội Biển Đen, được xem là tàu chiến mặt nước uy lực nhất của Hải quân Nga trên mặt trận biển trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Vài giờ sau vụ nổ lớn khiến tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Moscow bị hư hại nghiêm trọng, Bộ Quốc phòng Nga đêm 14/4 (giờ địa phương) xác nhận soái hạm của Hạm đội Biển Đen này đã chìm trong quá trình lai dắt về cảng do điều kiện sóng lớn, theo Interfax.

Tàu Moscow mang nhiều vũ khí uy lực để tiêu diệt chiến hạm đối phương. Ảnh: TASS

Hơn 500 thủy thủy trên tàu được cho là đã sơ tán an toàn sau khi sự bố xảy ra. Quân đội Nga xác nhận đã có vụ nổ tại kho đạn sau khi khai hỏa tên lửa.

Một quan chức địa phương Ukraine nói nước này phóng hai tên lửa diệt hạm Neptune gây thiệt hại nặng cho chiến hạm Nga, nhưng không cung cấp bằng chứng. Chính phủ Ukraine không đưa ra tuyên bố nào liên quan đến tàu Moscow.

Được hạ thủy từ năm 1979 dưới thời Liên Xô, tàu Moscow là chiến hạm chủ lực thuộc lớp Slava của Hạm đội Biển Đen, có độ choán nước khoảng 12.500 tấn, dài 196m, rộng 21m, được thiết kế với nhiệm vụ chính là tấn công các tàu mặt nước của đối phương bằng tên lửa chống hạm.

Tàu Moscow khi còn hoạt động bình thường. Ảnh: TASS

Vào những năm 1990, trong quá trình phân chia Hạm đội Biển Đen giữa Nga và Ukraine, phía Nga được chia tàu Moscow. Trong khi đó, Kiev nhận tàu tuần dương tương tự mang tên Ukraine, nhưng hiện vẫn trong kho của nhà máy Nikolaev và có thể bị hư hại do đòn pháo kích của Nga hồi tháng 3/2022.

Sau 2 lần nâng cấp, lần cuối cùng vào năm 2020, theo Meduza, tàu Moscow được cải tiến để khai hỏa vũ khí chính là 16 tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan có tầm bắn ít nhất 700 km. Mỗi quả P-1000 Vulkan có khả năng đánh chìm một chiến hạm cỡ lớn.

Đáng chú ý, tàu cũng được trang bị hệ thống phòng không tầm xa S-300 Fort với khoảng 60 quả đạn, giúp nó bảo vệ nhóm tác chiến khỏi nguy cơ bị tấn công từ máy bay và tên lửa tầm xa của đối phương. Ngoài ta, tàu được trang bị pháo tự động và vũ khí chống ngầm cùng các hệ thống tác chiến điện tử.

Tàu Moscow khai hỏa về phía mục tiêu. Ảnh: ITN

Do là tàu chỉ huy của Hạm đội Biển Đen, tàu Moscow có vị trí nhất định trong quan hệ Ukraine, nhất là khi quan hệ giữa hai nước còn nồng ấm. Nó được Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm nhiều lần. Năm 2000 và 2001, trong chuyến công du cảng Sevastopol, lúc đó được Nga thuê của Ukraine, ông Putin đã lên tàu cùng Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma.

Năm 2008, tàu Moscow tham gia chiến dịch của Nga ở nam Ossetia. Tới giai đoạn 2015-2016, con tàu thực hiện nhiệm vụ phòng không từ hướng biển gần căn cứ không quân Hmeymim của Nga ở Syria.

Trong những ngày đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tuần dương hạm Moscow là một trong các tàu hải quân Nga áp sát đảo Zmiinyi, một trong các thực thể quan trọng trong lãnh hải của Ukraine và cũng là cơ sở giúp quân đội nước này theo dõi hoạt động hàng hải trên Biển Đen.

Đây chính là chiến hạm phát thông điệp yêu cầu binh sĩ trên đảo Zmiinyi đầu hàng. Ukraine ban đầu khẳng định các binh sĩ trên đảo đã thiệt mạng, nhưng Nga sau đó xác nhận hơn 80 binh lính đều còn sống và Nga đã thả tự do những người này.

Sau hơn 1 tháng chiến sự, tàu Moscow có vai trò quan trọng với Nga ở biển Đen. Mất tàu Moscow đồng nghĩa với thiệt hại lớn nhất mà Nga từng hứng chịu từ khi chiến dịch ở Ukraine bắt đầu. Dù không khai hỏa tên lửa hành trình vào các mục tiêu ở Ukraine, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đội hình tàu trên biển nhờ lưới phòng không đa tầng.

Thiện Nhân

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文