Xuất hiện hình ảnh tàu Moskva ngay trước khi chìm trên biển Đen

11:50 18/04/2022

Mỹ và Ukraine cho rằng tàu Moskva chìm xuống đáy biển Đen vì trúng tên lửa, trong khi Nga nói rằng tàu gặp nạn do nổ kho đạn.

Gần 4 ngày từ thời điểm soái hạm của Hạm đội Biển Đen - tuần dương hạm Moskva gặp nạn, trên truyền thông quốc tế và mạng xã hội từ cuối ngày 17/4 xuất hiện một số hình ảnh được cho là của con tàu trước khi nó chìm xuống biển, với những thiệt hại có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Hình ảnh được cho là của tàu Moskva trước khi nó chìm xuống biển. Ảnh: Maritime-executive

Trong hình ảnh do trang tin Maritime-executive đăng tải, chưa rõ người chụp, khói đen bùng lên ở phần giữa thân tàu, gần tháp điều khiển và khu bố trí ống phóng tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan. Các ô thông khí trên thân tàu cũng bám muội đen của khói, chỉ dấu của các đám cháy lan phía trong khoang tàu.

Các vòi chữa cháy được nhìn thấy vẫn hoạt động. Khi các bức ảnh được chụp, con tàu đã đổ nghiêng, cho thấy khả năng có vết rách ở thân dưới con tàu, khiến nước biển tràn vào khoang. Các thuyền cứu hộ ở mạn tàu đều đã được hạ xuống biển để thủy thủ sơ tán.

Một góc chụp khác của con tàu, được cho là soái hạm Moskva. Ảnh: Maritime-executive

Do khói đen bao trùm, rất khó quan sát vết rách của tàu. Hình thức các vết rách là yếu tố quan trọng xác định xem liệu vụ nổ xảy ra từ trong, hay con tàu đã trúng tên lửa. Quân đội Nga chưa bình luận gì về những hình ảnh nói trên.

Vài giờ sau vụ nổ, Bộ Quốc phòng Nga đêm 14/4 (giờ địa phương) xác nhận soái hạm của Hạm đội Biển Đen này đã chìm trong quá trình lai dắt về cảng trong điều kiện sóng lớn, theo Interfax.

Nga khẳng định các thủy thủ trên tàu đã được sơ tán. Ngày 17/4, quân đội Nga công bố video cho thấy tư lệnh hải quân, đô đốc Nikolai Evmenov, đã gặp thủy thủ đoàn tàu Moskva ở Sevastopol, trụ sở chính của Hạm đội Biển Đen. Các thủy thủ đứng thành hai hàng, số lượng khoảng 120 người.

Hình ảnh tàu Moskva neo ở cảng Sevastopol hôm 10/4, ngay trước khi nó ra khơi lần cuối. Ảnh: Getty Images

Đến nay, Nga vẫn chưa đưa ra lí do vụ nổ trên tàu, Mỹ và Ukraine quả quyết rằng tàu Moskva đã trúng hai quả tên lửa chống hạm của Ukraine, nhưng không công bố hình ảnh hay bằng chứng nào.

Theo thông tin do một vài quan chức Ukraine cung cấp, quân đội nước này dường như sử dụng máy bay không người lái Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để đánh lừa radar trên tàu, ngay sau đó khai hỏa tên lửa Neptune mang đầu đạn 150kg về phía tàu Moskva, khiến nó hư hại.

Được hạ thủy từ năm 1979 dưới thời Liên Xô, tàu Moskva là chiến hạm chủ lực thuộc lớp Slava của Hạm đội Biển Đen, có độ choán nước khoảng 12.500 tấn, dài 196m, rộng 21m, được thiết kế với nhiệm vụ chính là tấn công các tàu mặt nước của đối phương bằng tên lửa diệt hạm.

Sau 2 lần nâng cấp, lần cuối cùng vào năm 2020, theo Meduza, tàu Moskva được cải tiến để khai hỏa vũ khí chính là 16 tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan có tầm bắn ít nhất 700 km. Mỗi quả P-1000 Vulkan có khả năng đánh chìm một chiến hạm cỡ lớn.

Ảnh nhiệt radar do vệ tinh ghi lại tàu Moskva vào thời điểm nó phát nổ. Đồ họa: NavalNews

Tàu cũng được trang bị hệ thống phòng không tầm xa S-300 Fort với khoảng 60 quả đạn, giúp nó bảo vệ nhóm tác chiến khỏi nguy cơ bị tấn công từ máy bay và tên lửa tầm xa của đối phương. Ngoài ra, tàu sở hữu một số bệ pháo tự động, vũ khí chống ngầm cùng các hệ thống tác chiến điện tử.

Được thiết kế phục vụ mục tiêu chính là tiêu diệt tàu mặt nước, nên Moscow không tham gia tấn công trực tiếp các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, nó có vai trò quan trọng trong việc thiết lập vùng phòng không trên biển Đen và hoạt động trinh sát.

Dù chìm do trúng tên lửa hay gặp sự cố, tai nạn với tàu Moscow được xem là thiệt hại lớn nhất mà Hải quân Nga từng đối mặt trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Con tàu cũng là chiến hạm cỡ lớn đầu tiên của Nga chìm xuống biển sau khi Liên Xô tan rã.

Thái Hà

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文