Thấp thỏm với chuyện gia hạn giấy phép hoạt động bến thủy nội địa

07:48 17/06/2024

Từ ngày 10/3 vừa qua, khi Chính phủ giao thẩm quyền cho cấp huyện cấp phép, gia hạn hoạt động của bến thủy nội địa, nhiều cảng, bến thủy nội địa tại Bình Dương đã rơi vào tình trạng chưa được xem xét cấp phép hoặc chưa được gia hạn.

Trên tuyến sông Thị Tính các huyện, thành phố của Bình Dương có tổng cộng 19 bến thủy nội địa thì đã có 11 bến hết hạn và 2 bến chưa được cấp phép dù 2 bến này có trong quy hoạch hệ thống cảng, bến thủy nội địa theo quyết định của UBND tỉnh vào năm 2018. Ven tuyến sông Đồng Nai, các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bình Dương cũng có đến 46 bến thủy nội địa chuyên vận chuyển hàng hóa, nhưng đến nay cũng chỉ có 23 bến còn đang hoạt động, số bến còn lại thuộc trường hợp hết hạn, chưa được cấp phép.

Một bến thủy nội địa ven tuyến sông Thị Tính.

Tương tự, ven tuyến sông Sài Gòn, các địa phương của Bình Dương cũng có đến 31 bến thủy nội địa nhưng đến nay cũng chỉ có 9 bến đang hoạt động, số còn lại thuộc trường hợp hết hạn giấy phép, bến xây dựng theo quy hoạch và một số bến không được cấp phép…

Phần lớn số bến giấy phép đã hết hạn đều từ năm 2023, những bến đang còn thời hạn hoạt động thì cũng hầu như giấy phép sẽ hết hạn trong năm 2024 này. Các doanh nghiệp bến thủy nội địa hết phép đều đã nộp hồ sơ đề nghị cấp phép lại để hoạt động, nhưng đến nay mới có rất ít bến thủy nội địa được các địa phương cấp phép hoạt động trở lại.

Ông Hồ Quốc Cảnh, Chánh văn phòng UBND TP Thủ Dầu Một cho biết nhiều bến thủy nội địa trên tuyến sông Thị Tính và sông Sài Gòn vẫn chưa được cấp lại giấy phép. Nguyên nhân là do bị vướng hồ sơ xây dựng do bến đã được mở từ rất lâu, xây dựng theo từng giai đoạn hoặc vướng đất quy hoạch bảo vệ hành lang sông. Các chủ bến đã hết phép đang dài cổ chờ được cấp phép trở lại, thì các chủ bến đang hoạt động cũng không tránh khỏi tình trạng thấp thỏm khi rất nhiều giấy phép hoạt động bến thủy nội địa sẽ hết hạn trong năm nay. Năm 2018 tỉnh Bình Dương đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết với mục tiêu xây dựng hệ thống cảng, bến thủy nội địa đáp ứng yêu cầu vận chuyển hơn 8 triệu tấn hàng hóa/năm vào năm 2020. Đến năm 2025 con số này sẽ  là 20 triệu tấn và sau năm 2025 đạt 40 triệu tấn. Bình Dương sẽ rà soát, cấp phép tạm cho những bến thủy nội địa chưa đảm bảo yêu cầu, đình chỉ những bến không đảm bảo yêu cầu và xây mới, nâng cấp một loạt cảng có công suất lớn. Trên tuyến sông Sài Gòn sẽ có các cảng hàng hóa công suất lớn, trên sông Đồng Nai cũng có nhiều cảng được xây mới hoặc nâng cấp. Ngoài ra, Bình Dương còn quy hoạch một loạt cảng chuyên dụng để vận chuyển xăng dầu, vật liệu xây dựng, than đá… Đối với các bến hàng hóa hiện hữu, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu rà soát, phân loại và nâng cấp theo quy hoạch hoặc xóa bỏ khỏi hệ thống nếu vi phạm vùng cấm xây dựng.

 Để được cấp phép, các bến phải đảm bảo các điều kiện hoạt động và tiêu chuẩn tối thiểu của bến loại 2. Tại quyết định này, tỉnh Bình Dương cho phép các huyện, thành phố được giữ nguyên, mở mới hoặc xóa bỏ các bến hàng hóa khá cụ thể, chi tiết trên từng tuyến sông. Tuy nhiên, với tình trạng hàng loạt bến thủy nội địa đã và đang rơi vào cảnh gián đoạn giấy phép trong thời gian dài như vậy, ngoài thiệt hại chủ bến, hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa của địa phương này đang bị ảnh hưởng không nhỏ.

Chưa tính lượng hàng hóa lưu chuyển nội địa, với 28 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp, lượng hàng hóa XNK hàng năm của tỉnh Bình Dương là rất lớn. Nhưng đến nay phần lớn lượng hàng hóa XNK của Bình Dương vẫn phải di chuyển bằng đường bộ đến các cảng biển ở TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, gây áp lực lớn với hệ thống đường bộ trong khu vực. Nguyên nhân gây cản trở phát triển vận tải thủy nội địa khối lượng lớn với tỉnh Bình Dương ngoài vấn đề hạ tầng chưa đảm bảo, thì còn bởi khu vực này đang có 3 cây cầu cũ trên các tuyến thủy nội địa. Đó là cầu Bình Triệu trên sông Sài Gòn; cầu Hóa An trên sông Đồng Nai và cầu Bến Lức trên sông Vàm Cỏ Đông. Những cây cầu này đều có tĩnh không thông thuyền rất thấp, chỉ ở mức 5 - 6m. Cả ba cây cầu cũ này đều đã đươc xây cầu mới bên cạnh để thay thế, nhưng cầu cũ vẫn được tận dụng phục vụ giao thông nên đều đang gây cản trở nghiêm trọng đến phát triển vận tải thủy nội địa khối lượng lớn liên vùng. Do đó tỉnh Bình Dương cần nhanh chóng tháo gỡ tắc nghẽn với các bến trên để tránh gây gián đoạn hoạt động trung chuyển hàng hóa của các bến thủy nội địa nhằm giảm tải cho đường bộ.

Bảo Sơn

LTS: Là trung tâm chính trị - kinh tế của vùng trung du miền núi Đông Bắc với gần 300 cơ sở, địa điểm sinh hoạt tôn giáo hợp pháp và hơn 160.000 tín đồ, người theo đạo, Thái Nguyên cũng là địa bàn bị các thế lực thù địch, phần tử xấu tìm cách móc nối, hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước và lôi kéo người dân tin theo các tà đạo, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị...

Năm 2017, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng - Xuất nhập khẩu Thương mại Việt Lào (Công ty Việt Lào) được UBND tỉnh Thanh Hoá cấp giấy phép khai thác mỏ đất làm vật liệu xây dựng và thu hồi đá ong phong hoá không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại tại xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn.

Sau hàng chục năm được đầu tư xây dựng, âu thuyền Phú Thuận (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang bị xuống cấp, hư hỏng nhiều hạng mục, gây khó khăn cho ngư dân khi vào âu thuyền neo đậu tàu cá và tránh trú bão. Chính quyền địa phương và người dân đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan chức năng, nhưng đến nay âu thuyền này vẫn chưa được đầu tư sửa chữa, nâng cấp.

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, Công an tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý hơn 260 vụ, hơn 390 bị can phạm tội về ma túy (trong đó có hơn 90 vụ, hơn 140 bị can mua bán trái phép chất ma túy; hơn 60 vụ, gần 140 bị can tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy, hơn 100 vụ, hơn 100 bị can tàng trữ trái phép chất ma túy).

Ngày 15/6 vừa qua, Báo CAND có đăng bài “Vẽ” dự án trang trại xanh kết hợp du lịch sinh thái để lấy đất sét?”. Sau khi Báo CAND đăng tải bài viết, ngày 19/6, Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan báo cáo; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định...

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản đề xuất dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần và quy định hoán đổi quỹ đất 20% ở vị trí khác có giá trị tương đương để tăng nguồn cung và kéo giảm giá thành nhà ở xã hội.

Quốc hội thống nhất giao Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024. Đợt cải cách tiền lương này mang lại nhiều lợi ích cho người dân, cụ thể là cán bộ, công viên chức. Trước lo ngại hàng hóa "té nước theo mưa" tăng giá, đòi hỏi cơ quan quản lý phải chủ động có giải pháp để tránh tình trạng trên.

Thủ đô Hà Nội cũng như hầu hết các tỉnh thành ở Bắc và Trung Bộ hôm nay nền nhiệt tiếp tục ở mức cao, phổ biến từ 37-39 độ C, trời nắng rát oi bức.

Thí sinh và phụ huynh có thể tra cứu điểm thi lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025 trên Cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn; Cổng thông tin tuyển sinh đầu cấp tại địa chỉ https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文