Hàng chục loại thuốc bị bảo hiểm y tế có bất thường về giá

09:41 08/07/2015
Có 23 loại thuốc đấu thầu ở trong bệnh viện đã bị Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN) thông báo tạm thời dừng thanh toán từ tháng 3-2015 và gây nên những ý kiến về lý do xuất hiện các loại thuốc “bất thường” đó trong bệnh viện.

Lý giải cho việc dừng thanh toán, BHXHVN cho rằng, qua báo cáo kết quả đấu thầu thuốc (từ 1/1/2014 đến 30/12/2014) của một số tỉnh, thành phố, vẫn còn các thuốc không thông dụng có giá cao trúng thầu với số lượng lớn. 

Vì thế, BHXHVN đề nghị Bộ Y tế sớm chỉ đạo Hội đồng thuốc và điều trị các bệnh viện (BV) xem xét, lựa chọn, sử dụng đối với thuốc có hàm lượng, dạng bào chế không thông dụng đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý, đồng thời, yêu cầu BHXH các tỉnh, thành rà soát kết quả đấu thầu còn hiệu lực tại địa phương và cơ sở khám chữa bệnh (KCB), thống kê số lượng và giá trị các thuốc không thông dụng có giá cao bất hợp lý đã thanh toán và các thuốc không thông dụng có giá cao bất hợp lý khác trong kết quả đấu thầu tại địa phương, cơ sở KCB đã sử dụng. 

BHXHVN yêu cầu BHXH các tỉnh kiên quyết đề nghị chủ đầu tư và cấp có thẩm quyền đưa ra khỏi danh mục thuốc trong kế hoạch đấu thầu những thuốc không thông dụng có giá cao bất hợp lý trong quá trình tham gia đấu thầu trong thời gian tới.

23 loại thuốc bị BHYT từ chối thanh toán gây thiệt thòi cho người bệnh.

Hầu hết các thuốc bị tạm dừng thanh toán là của các công ty dược Việt Nam. Đáng chú ý là các thuốc không thông dụng này lại có giá cao hơn thuốc có hàm lượng, công thức thông thường, thậm chí, cao hơn cả thuốc của châu Âu vốn được coi là có uy tín về chất lượng. 

Một lọ Piracetam 2g/10ml có giá 6.700 đồng, nhưng lọ thuốc không thông dụng với hàm lượng 4g/10ml, giá lại tới 26.000 đồng. Giá một số loại thuốc khác cũng cao hơn nhiều lần so với thuốc thông thường. Nhưng điều được quan tâm còn là, những hàm lượng khác thường sẽ rất khó chia liều cho người sử dụng, như ngày uống 4 viên 250mg, thì với hàm lượng 275mg sẽ chia liều ra sao để đảm bảo việc điều trị chính xác.

Trước ý kiến của BHXHVN, ngày 7/7, Bộ Y tế đã có văn bản gửi BHXHVN, các cơ sở y tế và Sở Y tế trong cả nước để đưa ra các biện pháp xử lý, nhằm khắc phục tình trạng trên. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, Bộ Y tế thống nhất gọi các thuốc như trên là thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao.

Bộ Y tế cũng bày tỏ quan điểm: 23 loại thuốc mà BHXHVN thông báo tạm thời dừng thanh toán đã được cấp phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam, được Thủ trưởng của cơ sở KCB lựa chọn trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng thuốc và điều trị. Quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, có sự tham gia của BHXH. Tuy nhiên, các thuốc này có giá trúng thầu cao do ít có cạnh tranh trong đấu thầu, vì vậy, việc rà soát lại tính hợp lý về giá trúng thầu của các thuốc này so với giá trúng thầu các thuốc khác có cùng hoạt chất trước khi thanh toán là cần thiết.

Để bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị BHXHVN chỉ đạo BHXH các địa phương thanh toán chi phí sử dụng của 23 mặt hàng thuốc trên theo nguyên tắc: Thanh toán theo giá mua vào của cơ sở KCB, không vượt giá thuốc trúng thầu đúng quy định trên cơ sở hợp đồng đã ký với nhà thầu hoặc hợp đồng điều chỉnh đối với trường hợp nhà thầu có văn bản đề nghị giảm giá. Phối hợp với Sở Y tế và nhà thầu thống nhất mức giá thanh toán đối với các thuốc đã được nhà thầu đề nghị giảm giá. Về số lượng, thanh toán theo số thực tế sử dụng cho đến hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng, nhưng không vượt quá số thuốc trúng thầu đã ký.

Về trách nhiệm trong việc lựa chọn thuốc đấu thầu, Bộ Y tế cũng đề nghị phía BHXH tăng cường trách nhiệm trong tham gia lựa chọn nhà thầu, có ý kiến ngay khi đơn vị lập kế hoạch mua sắm các thuốc như đã bị tạm dừng thanh toán, nếu đã có các thuốc cùng hoạt chất, bảo đảm cạnh tranh trên thị trường. Trong quá trình triển khai thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đối với các loại thuốc như trên, cần tổng hợp, cung cấp cho Bộ Y tế để rà soát, công bố giá kê khai, kê khai lại.

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh: Trong trường hợp đặc biệt cần sử dụng các loại thuốc trên, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải báo cáo Bộ Y tế bằng văn bản về lý do sử dụng, kèm theo biên bản họp, thống nhất của Hội đồng thuốc và điều trị của các cơ sở KCB có nhu cầu. Sau khi Bộ Y tế đồng ý, đơn vị mới được đưa vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thanh Hằng

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文