(SỐC) 30% dân số Việt Nam bị rối loạn tâm thần

18:33 04/04/2017
Nguy cơ mắc trầm cảm cũng tăng với các bệnh lý thần kinh, tim mạch kèm theo như đột quỵ, Parkinson. Đáng lưu ý khi có tới hơn 2/3 người bị trầm cảm không nhận ra mình có bệnh và không được điều trị. Chỉ có khoảng 20% những bệnh nhân này được điều trị đúng chuyên khoa và đúng phác đồ.


Một nữ sinh 21 tuổi, đang học năm cuối một trường Đại học được đưa vào Viện Sức khoẻ tâm thần sau hơn một tháng rơi vào trạng thái mất ngủ, chán ăn, sút cân, hay cáu gắt và giận dữ. Gia đình cho biết cô vốn khỏe mạnh, vui vẻ hòa đồng nhưng bỗng "trở bệnh" sau khi chia tay người yêu cùng với với áp lực ở trường học. 

Từ đó bệnh nhân thường xuyên thấy mệt mỏi, không muốn đi học và cũng không muốn làm việc gì, hay ngồi khóc và thấy cuộc sống không còn có ý nghĩa nên nhiều lần nói với mẹ là không muốn sống,để không phải đau khổ như hiện tại. Tại Viện Sức khoẻ tâm thần, các bác sĩ của đã xác định cô bị trầm cảm nặng.

Đáng nói là, những bệnh nhân bị trầm cảm không hiếm ở nước ta. Tại hội thảo truyền thông với chủ đề “Trầm cảm - hãy cũng trò chuyện” do Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai tổ chức chiều 4-4, TS. Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần cho biết con số đáng giật mình: khoảng 30% dân số Việt Nam bị rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%.

PGS.TS. Trần Văn Cường cho biết nhiều thông tin mới về bệnh trầm cảm

Theo PGS.TS. Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam, trầm cảm là một rối loạn phổ biến, xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới. Hội chứng này gặp tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp. 

Nguy cơ mắc trầm cảm cũng tăng với các bệnh lý thần kinh, tim mạch kèm theo như đột quỵ, Parkinson. Đáng lưu ý khi có tới hơn 2/3 người bị trầm cảm không nhận ra mình có bệnh và không được điều trị. Chỉ có khoảng 20% những bệnh nhân này được điều trị đúng chuyên khoa và đúng phác đồ.

Điều trị cho bệnh nhân trầm cảm (chụp chiều 4.4) 

Điều đáng báo động là có tới 48% những người trầm cảm có ý tưởng tự sát và 24% những người có toan tự sát được báo cáo là không nhận được sự hỗ trợ điều trị trước đó.

Theo TS. Nguyễn Doãn Phương, trong năm 2016, Viện Sức khoẻ tâm thần đã khám và điều trị ngoại trú 18.402 lượt bệnh nhân trầm cảm, điều trị nội trú 446 lượt bệnh nhân. Trung bình mỗi ngày có 50 bệnh nhân đến khám và điều trị về trầm cảm. Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 - 40.000 người.

Nghiên cứu mới nhất tại Viện Sức khoẻ tâm thần năm 2016 ở những bệnh nhân từ 45 tuổi bị trầm cảm có tỉ lệ 36,5% bệnh nhân có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Đa số tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống. Phần lớn các trường hợp trầm cảm có khuynh hướng trở thành mãn tính và tái diễn cũng như phục hồi không hoàn toàn giữa các giai đoạn.

Hội thảo về trầm cảm

Theo TS. Nguyễn Doãn Phương, có thể nhận biết bệnh trầm cảm qua một số dấu hiệu: cảm giác buồn chán, trống rỗng; khó tập trung suy nghĩ, hay quên; luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì; cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng; mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều; hay cáu gắt, giận dữ; giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày; giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều; nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. 

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa…

TS, BS Dương Minh Tâm cho hay, nhiều người dễ rơi vào trầm cảm trong các hoàn cảnh bị mất mát người thân, ly dị, sống độc thân, thiếu sự hỗ trợ chăm sóc từ xã hội, cộng đồng, tiền sử gia đình có người bị trầm cảm, lạm dụng rượu và các chất ma túy, thay đổi môi trường sống, thay đổi công việc; thất nghiệp, hoặc có các bệnh cơ thể mãn tính, bị lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục; xung đột cá nhân trong các mối quan hệ.

Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn nam giới gấp 2 lần. Sự thay đổi hormon ở lứa tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, bị sảy thai, giai đoạn mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Các bác sỹ của Viện sức khỏe tâm thần lưu ý trầm cảm là một rối loạn rất phổ biến trong dân số, nhưng chỉ có tỉ lệ thấp được phát hiện và điều trị theo đúng chuyên khoa. Tuy nhiên rối loạn trầm cảm có thể chữa được để BN ổn định và tái hòa nhập với xã hội nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời với sự hợp tác tốt của người bệnh, gia đình và cộng đồng để bệnh nhân tuân thủ điều trị. 

Việc phát hiện và điều trị trầm cảm cần có sự phối hợp của tất cả các chuyên khoa, và cần có sự hỗ trợ từ phía gia đình của người bệnh, từ phía cộng đồng.


Thanh Hằng

Theo quy chế tuyển sinh THCS và THPT được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa mới ban hành, từ năm học 2025-2026, việc tuyển sinh vào lớp 6 chỉ còn duy nhất một phương thức là xét tuyển áp dụng cho cả trường công lập và tư thục, không còn ngoại lệ cho các trường THCS chất lượng cao. Thông tin này nhanh chóng nhận được những ý kiến khác nhau từ dư luận.

Thành công của thể thao Việt Nam trong thời gian qua nhờ sự đóng góp của các VĐV nhập tịch hoàn toàn gốc nước ngoài và VĐV gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài hoặc đã về Việt Nam làm việc có thể sẽ thúc đẩy thêm cách chọn lựa nhân sự của nhiều đội tuyển quốc gia. Dù thế nào thì hệ thống đào tạo trẻ trong nước vẫn cần được giữ vững, xem trọng.

Greenland có thể trở thành một quốc gia độc lập nếu người dân muốn, nhưng không thể trở thành một tiểu bang của Mỹ, Ngoại trưởng Đan Mạch nhấn mạnh sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo gần Bắc Cực này.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文