4 địa phương được phân bổ 45% tổng số vaccine của cả nước nhưng còn tiêm chậm

18:28 06/09/2021

Theo dự kiến, trong tháng 9 và quý IV, lượng vaccine về nhiều, đặc biệt với các loại vaccine như AstraZeneca, Pfizer và Sinopharm. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An và Bình Dương nghiêm túc thực hiện Công điện 1102 của Thủ tướng.

Vì sao tỷ lệ tỷ lệ tiêm chủng còn thấp?

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng tại cuộc họp của Bộ Y tế với 4 địa phương gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An và Bình Dương ngày 6/9 về đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, đến nay Bộ Y tế đã phân bổ 30 đợt vaccine phòng COVID-19 với tổng số 32,8 triệu liều cho các địa phương, đơn vị. Riêng TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An và Bình Dương được phân bổ gần 15 triệu liều, chiếm 45% vaccine trên cả nước.

Đến nay, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Long An đã được cấp số lượng vaccine đủ để bao phủ 100% mũi 1 cho những người từ 18 tuổi trở lên. Riêng Đồng Nai đã cấp đủ 80% để tiêm cho mũi 1.

Đến ngày 5/9, 4 địa phương trên đã tiếp nhận gần 13,8 triệu liều vaccine và đã tiêm hơn 9 triệu liều (đạt khoảng 65%).

Cục Y tế dự phòng cho biết TP Hồ Chí Minh đã tiêm được hơn 6,1 triệu liều vaccine (trong đó 5,8 triệu người đã tiêm mũi 1, số còn lại tiêm đủ 2 mũi). Tỷ lệ sử dụng vaccine đạt 69,1% so với số đã tiếp nhận và đạt 67,2% so với số được phân bổ.

Đồng Nai đã tiêm gần 826.000 liều trên tổng số gần 1,8 triệu liều được phân bổ (thực nhận gần 1,5 triệu liều), tỷ lệ sử dụng đạt 56,5% so với số đã tiếp nhận và 45,9% so với số được phân bổ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp trực tuyến với 4 địa phương về đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.

Long An đã tiêm 917.000 liều trong tổng số hơn 1,6 triệu liều được phân bổ (thực nhận hơn 1,3 triệu). Tỷ lệ sử dụng đạt 69% so với số đã tiếp nhận và 55,5% so với số được phân bổ, trong đó 100% người dân thuộc vùng đỏ đã được tiêm vaccine.

Bình Dương đã tiêm hơn 1 triệu liều vaccine, tỷ lệ sử dụng đạt 52,3% so với số đã tiếp nhận và 45,6% so với số được phân bổ.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vaccine hiện nay còn chậm. Tại cuộc họp, nhiều ý kiến cũng đề cập đến nguyên nhân tỷ lệ sử dụng vaccine tại các tỉnh, thành phố này còn thấp. Đại diện lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho hay điều này một phần do lượng vaccine của các địa phương tiếp nhận lớn. Quyết định phân bổ vaccine gần đây nhất mới được ban hành hôm 30/8. Trong một tuần qua, các địa phương đã tăng tốc tiếp nhận và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.

Đơn cử tại Bình Dương, Giám đốc Sở Y tế cho biết 2 ngày tới đây sẽ hoàn tất tiêm số 750.000 liều vaccine Sinopharm mới tiếp nhận cách đây vài ngày. Sau đó, tỉnh sẽ tiêm hết 300.000 liều AstraZeneca và Pfizer. Bình Dương ưu tiên tiêm mũi 1 cho người dân, phấn đấu đến ngày 10/9, 100% dân số trên 18 tuổi ở tỉnh được tiêm vaccine.

Lý do thứ 2 của tỷ lệ sử dụng vaccine thấp, đó là do để đảm bảo vaccine đủ để tiêm mũi 2 cho người dân, các tỉnh, thành phố cũng lưu kho hoặc chưa tiếp nhận hết lượng vaccine phân bổ. Do đó, tỷ lệ vaccine đã được sử dụng trên tổng vaccine tiếp nhận/phân bổ bị kéo giảm.

10/9 phải hoàn thành kế hoạch chi tiết tiêm chủng

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng thẳng thắn chỉ ra hạn chế khi các địa phương có kế hoạch tổng thể nhưng lại chưa có kế hoạch chi tiết theo từng quận, huyện. Vấn đề báo cáo, nhập dữ liệu chưa kịp thời, chưa tính toán đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế nên số liệu thực tế đã tiêm và số cập nhật lên hệ thống bị chênh. Đây là nguyên nhân khiến việc đánh giá kết quả sử dụng vaccine ở những địa phương này còn thấp so với yêu cầu.

Thực tế, qua quá trình báo cáo, kiểm điểm, tổng số vaccine đã tiêm ở 4 địa phương này nâng lên hơn 9,8 triệu liều, cao hơn gần 1 triệu liều so với con số cập nhật dữ liệu lên Bộ Y tế, đạt 72% số vaccine đã tiếp nhận.

Theo dự kiến, trong tháng 9 và quý IV, lượng vaccine về nhiều, đặc biệt với các loại vaccine như AstraZeneca, Pfizer và Sinopharm. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An và Bình Dương nghiêm túc thực hiện Công điện 1102 của Thủ tướng.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương phải tổ chức tiếp nhận vaccine trong vòng 24 giờ nhận được thông báo. 

Trong Công điện này có nêu rõ chủ trương khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức cá nhân nhập khẩu vaccine. Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý 2 yêu cầu, thứ nhất là các doanh nghiệp muốn nhập khẩu vaccine phải nằm trong danh mục được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu. Thứ 2 là vaccine phải rõ nguồn gốc, xuất xứ; khi về Việt Nam, vaccine phải được Bộ Y tế cấp phép, thẩm định, tổ chức tiêm chủng.

Thứ trưởng đề nghị 4 địa phương quán triệt nguyên tắc “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm nhanh nhất” theo tinh thần vaccine về phải tiêm ngay, không chậm trễ, không chờ đợi, không lựa chọn vaccine, có vaccine nào tiêm ngay loại đó.

Ngoài ra, các địa phương cần có kế hoạch chi tiết về tiềm chủng vì sau ngày 15/9, mỗi quận, huyện sẽ áp dụng các hình thức giãn cách xã hội khác. Khi đó, mỗi địa bàn cần hình thức tổ chức tiêm chủng khác nhau.

“Cần phải có kế hoạch chi tiết để có sự chỉ đạo thống nhất, sẵn sàng thực hiện khi vaccine về thêm. Tôi đề nghị kế hoạch chi tiết này phải hoàn thành trước ngày 10/9”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý trong kế hoạch này cần tính toán việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai từ 13 tuần trở lên.

Đối với việc tiếp nhận vaccine, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh chủ động thông báo cho các địa phương trong vòng 24 giờ từ khi có quyết định phân bổ của Bộ Y tế. Và ngay khi nhận thông báo này, các địa phương phải chủ động liên hệ, tổ chức tiếp nhận vaccine trong 24 giờ.

Về ý kiến tiêm vaccine cho người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đã giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá để hướng dẫn cụ thể. Trước mắt, việc tiêm vaccine vẫn thực hiện theo Quyết định 3802, trong đó người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.

Trần Hằng

Thảm họa về ma túy quá khủng khiếp và nguy cơ hiện hữu về vấn nạn này luôn chực chờ cả bên trong và bên ngoài khu vực lãnh thổ Việt Nam. Dù đã có nhiều kết quả song công tác quản lý, giảm nguồn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn phần lớn do vướng cơ chế. Chính vì vậy, yêu cầu phải đổi mới, nâng cao hơn nữa các cấp độ phòng, chống ma túy trong giai đoạn mới đặt ra hết sức cấp thiết.

Các điểm bầu cử nhỏ ở một số hạt thuộc bang Indiana và Kentucky là những nơi đầu tiên kết thúc bỏ phiếu trên toàn quốc vào 18h ngày 5/11 (giờ địa phương). Những kết quả đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ sớm xuất hiện.

Đằng sau thành công rực rỡ, các hoạt động của nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc Temu đang khiến giới chức châu Âu, Mỹ lo ngại. Và cuộc điều tra chính thức đã được mở ra ở châu Âu trong bối cảnh có nhiều báo cáo về việc trang web mua sắm của Trung Quốc vi phạm Đạo luật dịch vụ số.

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt hạ nhanh cùng với đó là mưa dông diễn ra ở nhiều nơi, trời lạnh.

Hàng triệu cử tri Mỹ ngày 5/11 (giờ địa phương) đã đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ sở cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn ra vị tân Tổng thống để dẫn dắt đất nước trong 4 năm tới. Tâm điểm của mùa bầu cử năm nay, được đánh giá đầy kịch tính và khó đoán định khi cuộc chạy đua giữa Phó Tổng thống Kamala Harris thuộc đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa ngày càng nóng.

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文