5 ê kíp cứu sống bệnh nhân nguy kịch truyền đến 49 đơn vị máu

09:53 27/07/2020
12 giờ đầu bệnh nhân được truyền 39 đơn vị máu, chế phẩm của máu. Đến sáng 27/7, bệnh nhân đã được truyền tổng cộng 49 đơn vị máu và chế phẩm của máu. 

Ngày 27/7, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, 5 ê kíp BS của BV vừa phối hợp cứu sống bệnh nhân bị choáng mất máu do đa chấn thương nguy kịch.

Theo đó, bệnh nhân Phan Thị Kim Chi (SN 1991, ngụ TP Cần Thơ) được đưa đến BVĐKTƯCT cấp cứu lúc 15h15 ngày 23/7 trong tình trạng nguy kịch do tai nạn giao thông với biểu hiện lơ mơ, da xanh, niêm trắng bệch, mạch nhanh, nhẹ, huyết áp khó đo. 

Các BS đang phẫu thuật cho bệnh nhân Chi. 

Đây là trường hợp đa chấn thương nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, các BS liền kích hoạt quy trình “Báo động đỏ” nội viện và tiến hành kiểm soát chảy máu, thở oxy, giảm đau, truyền dịch chảy nhanh, truyền máu... nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm, siêu âm bụng cấp cứu tại giường, Chụp X-quang tại giường… 

Kíp mổ huy động cùng lúc 15 BS của 5 khoa liên quan, gồm: Ngoại Tổng hợp, Ngoại Thận – Tiết niệu, Ngoại lồng ngực - Mạch máu, Sản, Chấn thương chỉnh hình. Các BS chẩn đoán: sốc mất máu do đa thương, chỉ định phẫu thuật khẩn cấp. Lượng huyết sắc tố giảm cực nặng 3g/dl (bình thường 12-15gr/dl).

Dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân hiện đã ổn định. 

Ê kíp gây mê hồi sức tiên lượng bệnh nhân cực nặng, đe dọa tử vong nên tiến hành cấp cứu, hồi sức tích cực và khởi mê nhanh theo phác đồ bệnh nhân sốc. Ths-Bs Huỳnh Dương Hữu Hạnh; BSCK2 Trần Huỳnh Đào tiến hành thám sát vết thương khoảng 6cm vùng bẹn; rạch da mở rộng vết thương khoảng 12cm, gãy ngành ngang vào tận ổ cối lộ động mạch đùi, chảy máu nhiều. 

Mở bụng đường giữa dưới rốn 18cm rút ra 5.000ml máu loãng và 1kg máu cục; tử cung đứt rời; phía trên cổ tử cung còn dính dây chằng tử cung 2 bên; vỡ toác toàn bộ phúc mạc, thành sau; vỡ bàng quang, máu dâng lên liên tục. 

BSCK2 Trầm Công Chất; BSCK1 Danh Lâm thực hiện cột động mạch chậu trong bên phải để giảm bớt lượng máu chảy cho vùng khung chậu bên phải. BSCK1 Chung Cẩm Ngọc xử trí tử cung bị đứt ngang thân, quá trình cầm máu vô cùng khó khăn. 

Ths-BS Nguyễn Thanh Huy; Ths.BS Trương Nhật Tôn nhận định vết thương phức tạp, khung chậu gãy phức tạp ngành ngồi, ngành chậu mu 2 bên, cắt lọc vết thương, rửa sạch, nhét gạc cầm máu, khâu da thưa. 

Ths-BS Đỗ Công Đoàn khâu lỗ thủng bàng quang.  Cuối cùng, các BS Khoa Ngoại tổng hợp kiểm tra và đóng bụng, ca mổ đã thành công sau 3 giờ căng thẳng.

Sáng 26/7, ê kíp do BSCK2 Trương Thanh Sơn; Ths-BS Lê Quang Huy; BSCK1 Nguyễn Văn Vĩnh tiến hành phẫu thuật lần 2  mở bụng lấy gạc, lau rửa bụng, dẫn lưu. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, các dấu hiệu sinh tồn ổn định và đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại bệnh viện.

BSCK2 Trần Huỳnh Đào (Trưởng Khoa Gây mê hồi sức) cho biết, sốc do chấn thương là tình trạng suy sụp các chức năng sống của cơ thể, rất thường gặp trong cấp cứu, tỷ lệ tử vong rất cao nếu không xử lý kịp thời. 

Trường hợp bệnh nhân này mất máu cực nặng, trong quá trình phẫu thuật huyết áp giảm liên tục, các BS gây mê phải lắp 3 đường truyền máu liên tục, sử dụng thuốc vận mạch... 

Quá trình cấp cứu và phẫu thuật với sự phối hợp Bệnh viện Huyết học truyền máu TP Cần thơ đã nhanh chóng cung cấp  máu và các chế phẩm máu số lượng lớn (12 giờ đầu bệnh nhân được truyền 39 đơn vị máu, chế phẩm của máu. Đến sáng 27/7 tổng cộng 49 đơn vị).

Văn Đức

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文