50% người mang gene bệnh tan máu bẩm sinh chưa được tiếp cận y tế

09:25 29/04/2022

Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) là bệnh di truyền phải truyền máu định kỳ (khối hồng cầu), thải sắt suốt đời và điều trị biến chứng tại các bệnh viện. Tuy người mang gene bệnh tại Việt Nam rất cao, nhưng có tới 50% người mắc bệnh này chưa được tiếp cận y tế.

Hiện, 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam và 54 dân tộc đều có người mang gene bệnh, với tỷ lệ mang gene bệnh trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người mang gene bệnh trên cả nước. Áp dụng các kỹ thuật hiện đại để đẩy mạnh sàng lọc trước sinh là biện pháp hiệu quả nhất để tiến tới không còn những đứa trẻ sinh ra mắc Thalassemia.

Tỷ lệ mang gene bệnh rất cao

Tại Hội thảo "Thực trạng bệnh Thalassemia tại Việt Nam và đề xuất giải pháp phòng bệnh trong tình hình mới dành cho các nhà lãnh đạo, quản lý" do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phối hợp với Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam tổ chức chiều 28/4, TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, những con số về tình hình bệnh Thalassemia tại Việt Nam thực sự đáng báo động.

Hiện tất cả 63 tỉnh, thành phố và 54 dân tộc đều có người mang gene bệnh, với tỷ lệ mang gene bệnh trên 13%, như vậy ước tính có khoảng 14 triệu người mang gene bệnh trên cả nước. Có nhiều dân tộc tỷ lệ mang gene Thalassemia lên tới 30-40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%. Tỷ lệ mang gene bệnh của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực.

vnpem_be.jpg -0
Người bệnh tan máu bẩm sinh cả đời phải phụ thuộc vào truyền máu.

BS Hà cho biết, nhiều nước đã có hơn 50 năm triển khai các chương trình tầm soát, điều trị bệnh tan máu bẩm sinh với 2 mục tiêu: Chăm sóc tốt cuộc sống người bệnh và làm giảm tỷ lệ trẻ sinh ra mang bệnh và họ đã rất thành công với tỷ lệ dân số nhiễm bệnh giảm mạnh. Muốn làm điều đó, chúng ta phải có chương trình phòng bệnh, nâng cao nhận thức trong cộng đồng, phải có nhiều labour xét nghiệm để bao phủ rộng nhất tới các vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, cần phải làm chẩn đoán trước sinh, chẩn đoán trước chuyển phôi cho các thai phụ để họ sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

 Việc sàng lọc sớm tại một số nước giúp tỷ lệ người mang gene nặng có thể sống trên 45 tuổi lên tới 80%. Tại Singapore, những năm 70, tuổi trung bình của bệnh nhân Thalassemia đến 20 tuổi chiếm tới 40% nhưng nhờ chương trình can thiệp, đến năm 2000, có 85% bệnh nhân sống đến năm 45 tuổi. Việc phòng bệnh tốt sẽ mang lại hiệu quả quốc gia rõ rệt, người bệnh được nâng cao chất lượng điều trị.

Tại Việt Nam kết quả khảo sát năm 2017 cho thấy, người mang gene có ở tất cả vùng miền, tuy nhiên có sự khác nhau rất rõ giữa các dân tộc và vùng miền. Tỷ lệ mang gene nặng nhất là dân tộc vùng núi phía Bắc như Tày, Nùng, Dao... BS Hà phân tích: “Nếu tính trên con số 14 triệu người mang gene trên toàn quốc, nếu họ không được tư vấn tiền hôn nhân mà kết hôn ngẫu nhiên, sẽ có 8.000 trẻ mang 2 gene bệnh và 800 trẻ không có cơ hội ra đời do phù thai, 2.000 trẻ bệnh nhân nặng. Và theo kết quả khảo sát mới nhất năm 2020 tại Việt Nam, có khoảng 57% bệnh nhân Thalassemia sống dưới 20 tuổi. Trong khi tại các nước khác trên thế giới, con số bệnh nhân thể nặng có tuổi đời dao động từ 3-40 tuổi”.

Cần sàng lọc trước sinh

TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, trong những năm qua, công tác chẩn đoán, điều trị Thalassemia đã đạt được nhiều tiến bộ. Chuyên khoa Huyết học đã chuẩn hóa được quy trình chẩn đoán người mang gene và bị bệnh; đẩy mạnh công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, giúp nhiều bệnh viện tỉnh, thậm chí, một số bệnh viện tuyến huyện cũng có thể chẩn đoán ban đầu Thalassemia và nâng cao chất lượng điều trị. Hoạt động hiến máu được cộng đồng tích cực ủng hộ và phát triển theo hướng thực chất, hiệu quả, bền vững. Nhờ đó, người bệnh được truyền máu bằng chế phẩm máu an toàn, được điều trị tốt ngay tại y tế cơ sở, giảm bớt đáng kể thời gian, chi phí đi viện.

BS Hà nhấn mạnh, không chỉ dừng lại ở kỹ thuật ghép tế bào gốc đồng loài từ nguồn tế bào gốc phù hợp hoàn toàn HLA, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã nghiên cứu và thực hiện thành công ghép tế bào gốc nửa hòa hợp (ghép haplotype) cho bệnh nhi tan máu bẩm sinh, đem đến hy vọng chữa khỏi bệnh cho nhiều người bệnh không có nguồn tế bào gốc phù hợp. 

Hiện nay, nhiều người mang gene bệnh tan máu bẩm sinh nhưng do chưa tiếp cận được với y tế nên không biết mình mang gene bệnh, khi kết hôn đã sinh ra con mắc bệnh. Bằng sự phối hợp đa chuyên khoa: Huyết học, Di truyền, Mô phôi, Sản, Việt Nam đã áp dụng hiệu quả nhiều kỹ thuật hiện đại trong phòng bệnh như: Chẩn đoán trước sinh thai nhi, chẩn đoán trước chuyển phôi giúp nhiều cặp vợ chồng cùng mang gene Thalassemia sinh ra những em bé không bị bệnh.

Năm 2020, bệnh Thalassemia được đưa vào danh sách các bệnh bắt buộc phải sàng lọc trước sinh. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và nhiều địa phương đã thực sự vào cuộc trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh Thalassemia. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã phối hợp với Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, Lào Cai và các tỉnh như Tuyên Quang, Bắc Giang… đẩy mạnh tuyên truyền, sàng lọc gene bệnh Thalassemia ở học sinh phổ thông và người trong độ tuổi sinh đẻ.

TS. BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam cho biết, chi phí đầu tư cho phòng bệnh nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí điều trị và hiệu quả mang lại rất cao. Bộ Y tế đã ban hành quy định và hướng dẫn sàng lọc bệnh Thalassemia ở phụ nữ mang thai, nhưng để thực sự đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, chúng ta rất cần có ngay các chính sách đồng bộ về giáo dục, y tế và dân số như: Đưa bệnh Thalassemia vào chương trình giảng dạy của các cấp học; tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên và người trong độ tuổi sinh đẻ chủ động xét nghiệm, tầm soát gene bệnh Thalassemia; BHYT xem xét thanh toán chi phí chẩn đoán trước sinh… Đặc biệt, sàng lọc bệnh Thalassemia cần thực hiện sớm hơn, ngay từ giai đoạn tiền hôn nhân, đồng thời tư vấn cho người mang gene bệnh các biện pháp sinh con khỏe mạnh, đó là điểm then chốt để tiến tới chấm dứt tình trạng trẻ sinh ra bị bệnh và giảm dần tỷ lệ di truyền gene bệnh trong cộng đồng.

Thalassemia là bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới, ước tính 7% dân số toàn cầu mang gene và bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người bệnh mức độ nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các triệu chứng nặng như biến dạng xương mặt (trán dô, mũi tẹt), suy tuyến nội tiết, chậm phát triển, suy gan, xơ gan, suy tim… thậm chí có nguy cơ tử vong.

Tr.Hằng

Sáng 31/3, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Trần Minh Có (SN 1995, trú tại khóm Vĩnh Phú, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.

Chiều tối 30/3 (giờ Việt Nam), một tên lửa được phóng từ Trung tâm vũ trụ Andoya ở miền Bắc Na Uy đã rơi và phát nổ ngay sau khi cất cánh. Trước đó, châu Âu rất kỳ vọng sẽ phóng thành công tên lửa lên quỹ đạo để giảm dần phụ thuộc vào các công ty Mỹ như SpaceX hay Rocket Lab.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) là những rủi ro tiềm ẩn, như tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng cần cẩn trọng, lựa chọn đơn vị uy tín. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ tức giận với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và đe dọa sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với dầu mỏ của Nga nếu Moscow không đồng ý ngừng bắn để chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine.

Trong những năm gần đây, hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật về người chiến sĩ CAND ngày càng đa dạng, trong đó có chủ đề về người chiến sĩ Cảnh vệ CAND. Các tác phẩm về đề tài này ra đời, không chỉ làm giàu thêm đời sống văn hóa tinh thần, động viên cán bộ, chiến sĩ (CBCS) mà còn lan tỏa hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Cảnh vệ trong nhân dân.

Ngày 27/2, Công an phường 2, TP Tây Ninh (Tây Ninh) tiếp nhận tin báo từ người dân về việc, trên đoạn đường Quang Trung, đoạn qua khu phố 3, phường 2, xảy ra vụ cố ý gây thương tích giữa hai nhóm thanh niên. Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an phường 2 đã bố trí lực lượng đến ngay hiện trường vụ việc, lấy thông tin ban đầu, hỗ trợ đưa 2 nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu. Một tổ công tác khác tổ chức khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera an ninh tìm đối tượng nghị vấn.

Mỗi dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975, người dân Việt Nam ở trong hay ngoài nước đều bày tỏ sự tri ân, biết ơn sâu sắc sự cống hiến của các thế hệ tiền bối cách mạng, tưởng nhớ biết bao đồng bào, đồng chí đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Năng động, tận tụy trong công việc, thực thi hiệu quả mọi nhiệm vụ được giao và luôn gần dân, lắng nghe, chia sẻ khó khăn của người dân. Đó là nhận xét của nhiều đồng đội và người dân khi nói về Đại úy Nguyễn Hữu Thọ, cán bộ Công an xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận).

Ngày 30/3, Bộ trưởng thương mại của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đã nhóm họp tại Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) để thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế và bảo đảm ổn định chuỗi cung ứng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều biến động.

Trào lưu dùng nước cốt chanh vào buổi sáng vừa ngủ dậy khi bụng còn trống rỗng nhằm thải độc đang lan truyền trên mạng xã hội và được nhiều người làm theo. Thậm chí, “lời đồn” người bệnh ung thư phổi uống 4 lít nước pha với chanh/ngày sống khoẻ mạnh trong nhiều năm mà không cần điều trị.

Chịu tác động của không khí lạnh, các tỉnh thành tại miền Bắc trời rét, có mưa nhỏ rải rác; vùng núi cao rét hại với nhiệt độ dưới 10 độ C. Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa dông trái mùa, nguy cơ xảy ra lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.