7 người cấp cứu vì nắng nóng, 1 bệnh nhân nguy kịch

17:23 02/06/2025

Chỉ trong 1 ngày Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) tiếp nhận 7 người vào cấp cứu vì say nắng, trong đó 1 bệnh nhân nguy kịch phải thở máy. 

Nắng nóng đỉnh điểm đang diễn ra tại miền Bắc, nhiệt độ ngoài trời có nơi lên tới 39-40 độ C. Người dân hoạt động, lao động ngoài trời thời gian dài, đặc biệt vào thời điểm trưa, đầu giờ chiều có nguy cơ say nắng nếu không có đồ bảo hộ chống nắng và uống đủ nước.

Vào ngày 1/6, các bác sĩ Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Thận nhân tạo, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê tiếp nhận 7 người nhập viện cấp cứu vì say nắng, say nóng, trong đó có 1 bệnh nhân nguy kịch phải đặt ống nội khí quản.

Đặc điểm chung của các bệnh nhân là lao động ngoài trời trong thời gian dài, sau đó xuất hiện các triệu chứng mệt lả, co rút cơ toàn thân, tay chân co quắp... Sau khi nhập viện cấp cứu, bù nước, điện giải và làm mát cơ thể, đa số bệnh nhân đều ổn định, tiếp tục được theo dõi và điều trị.

7 người cấp cứu vì nắng nóng, 1 bệnh nhân nguy kịch -0
Người dân làm ngoài đồng trong thời gian dài phải uống đủ nước, trang thiết bị chống nắng đầy đủ để tránh say nắng, say nóng.

Người bị nặng nhất là bà N.T.H (65 tuổi, trú tại xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê). Theo người nhà cho biết, bà H ra đồng làm việc từ 9h, đến khoảng 11h mọi người phát hiện bà nằm bất tỉnh ngoài đồng nên nhanh chóng đưa đến viện cấp cứu.

Lúc nhập viện, bà H trong tình trạng hôn mê, phản xạ đồng tử yếu, thở khò khè, sốt nóng 39,50C, da nóng đỏ, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt 80/50mmHg. Ngay lập tức bà được đặt ống nội khí quản, thở máy, làm mát cơ thể, bù nước, điện giải và hồi sức tích cực. Sau 5 giờ hồi sức liên tục, tình trạng rối loạn thân nhiệt đã được kiểm soát, chức năng các cơ quan được cải thiện, chỉ số sinh tồn ổn định, gia đình xin chuyển tuyến trên điều trị tiếp.

Ths.BS Nguyễn Thanh Thủy, Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực – Thận nhân tạo, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê cho biết: Khi làm việc trong môi trường nắng nóng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng tiết mồ hôi để làm mát, khiến cơ thể mất nước, mất điện giải, nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...

Do đó, để dự phòng say nắng, say nóng, người dân không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng. Uống đầy đủ nước khi trời nóng hoặc lao động nặng. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,... Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.

Bộ Y tế khuyến cáo chung người dân cần hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều.

Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài, bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời.

Đồng thời, tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt cần uống tối thiếu 1,5 – 2 lít nước/ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần.

Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Trần Hằng

Báo cáo với UBND TP Hồ Chí Minh về tình hình thực hiện các dự án trọng điểm do BQL DA đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (Ban Hạ tầng) làm chủ đầu tư, ông Đậu An Phúc, Giám đốc Ban Hạ tầng đã “điểm mặt” 9 nhà thầu đang chậm tiến độ hợp đồng các gói thầu xây lắp của Dự án xây dựng, cải tạo môi trường kênh Tham Lương…

Núp bóng môi giới bất động sản, Lê Thị Nguyệt đã đưa ra các thông tin gian dối để vay tiền hoặc kêu gọi góp vốn đầu tư để kêu gọi nhiều người cùng hùn vốn tham gia. Sau khi nhiều bị hại tin tưởng góp vốn với số tiền gần 18 tỷ đồng, Nguyệt đã chiếm đoạt để sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân.

Chính phủ Mỹ vừa đưa nhóm vũ trang Mặt trận Kháng chiến (còn gọi là Kháng chiến Kashmir - TRF) vào danh sách “tổ chức khủng bố nước ngoài”, sau vụ tấn công ngày 22/4 tại Pahalgam, khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, khiến 26 người thiệt mạng.

Giữa đêm khuya, nhóm 12 thanh thiếu niên đi xe máy mang theo hung khí bất ngờ truy đuổi, chém người đi đường, xịt hơi cay và cướp biển số xe. Công an phường An Hải (TP Đà Nẵng) đã nhanh chóng vào cuộc, lần theo từng manh mối, truy xét, làm rõ và bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.

Thiếu tướng Phạm Kim Đĩnh, Cục trưởng Cục Công tác chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội khoẻ "Vì an ninh Tổ quốc" lần thứ IX và Hội thi điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND lần thứ VI cho rằng, Đại hội khoẻ và Hội thi cho thấy tính chính quy của đội hình, đội ngũ, ý chí, sức khoẻ thể chất, sự trưởng thành lớn mạnh của lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay, chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới.

Tổ chức phản động Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tiếp tục sử dụng danh nghĩa hỗ trợ an sinh xã hội để giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn với chiêu bài lừa phỉnh như hỗ trợ việc làm với mức lương khởi điểm 1.000 USD/ tháng, cấp nhà miễn phí, tài trợ du học, bảo lãnh ra nước ngoài định cư nhằm lôi kéo người dân tham gia cung cấp thông tin, thực hiện “trưng cầu dân ý”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.