Bác sĩ Trung Quốc lại gây tai biến

09:28 20/05/2015
Trong năm 2014, những vụ việc bác sĩ Trung Quốc hành nghề “chui” vừa tạm lắng xuống do ngành Y tế đã quyết liệt vào cuộc rà soát, xử lý, thì từ đầu năm 2015 tới nay, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh lại nhận được những vụ tố cáo từ người dân về chuyện không may “lọt” phải bẫy của bác sĩ Trung Quốc. Vụ việc điển hình xảy ra gần đây nhất khiến một nữ bệnh nhân đã suýt mất mạng, thủng tử cung sau khi nạo phá thai từ bác sĩ Trung Quốc tại một phòng khám quốc tế.

Kinh hoàng “tay nghề” chuyên môn của bác sĩ mang “hiệu” quốc tế

Trước đó, bà M.T.M. (48 tuổi, ngụ Bình Dương) đến một số bệnh viện sản tại TP Hồ Chí Minh với nguyện vọng bỏ thai ngoài ý muốn đã ở tuần thứ 16. Tuy nhiên, ngay tại Bệnh viện Từ Dũ là nơi chuyên khoa nhất về sản khoa, bệnh nhân này đã bị từ chối vì các bác sĩ thấy quá nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, bà M. đã tìm tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế (221 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP Hồ Chí Minh) và gặp được nữ bác sĩ Trung Quốc tên Lian Xing Fang.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế (221 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), nơi gây tai biến cho bệnh nhân.

Theo lịch hẹn, ngày 10/4, bà M. đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế để được bác sĩ (BS) Lian Xing Fang trực tiếp thực hiện thủ thuật phá thai. BS này đã cho bệnh nhân M. uống 10 viên thuốc phá thai, cùng sử dụng thủ thuật hút thai nhưng thai vẫn không ra. Ngược lại, tình trạng bà M. thì nguy kịch.

Phòng khám tức tốc chuyển bệnh nhân M. tới Bệnh viện Từ Dũ. Tại đây, ê kíp trực sau khi thăm khám cho bệnh nhân đã tá hỏa, thực hiện hội chẩn và mổ cấp cứu khẩn cấp cho bà M. do  phát hiện vùng tử cung bà M đã bị thủng một lỗ lớn, làm đầu thai nhi lọt qua và chui vào ổ bụng. Ngoài ra, nạn nhân này còn bị thủng ruột non, gây tràn phân vào ổ bụng. Để cứu sống bệnh nhân, bác sĩ đành cắt bỏ tử cung và một phần ruột, làm hậu môn tạm cho bà M..

“Mù” qui chế chuyên môn, lỗi ở nơi cấp phép

Được biết, theo hướng dẫn Quốc gia 2011 của Bộ Y tế đã qui định với chuyên khoa sản, các thủ thuật nạo, hút thai chỉ được thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa sản, không thực hiện tại phòng khám, phòng mạch tư… riêng phá thai 3 tháng giữa (trên 12 tuần tới dưới 22 tuần), phải thực hiện tại ở các bệnh viện tuyến huyện trở lên và phải có phòng mổ để xử trí tai biến nếu có xảy ra. Ngoài ra, trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ phải thăm khám, xác định tuổi thai bằng siêu âm (bắt buộc), làm các xét nghiệm về máu, rồi mới bắt tay vào thực hiện thủ thuật…

Phòng khám Đông Phương (quận Tân Bình), một trong những cơ sở được phát hiện có bác sĩ Trung Quốc hành nghề trái phép đã bị xử phạt.

Được biết, khi Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thực hiện kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Quốc tế 221 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 trên và phát hiện, BS Lian Xing Fang (quốc tịch Trung Quốc) có chứng chỉ hành nghề số 000419/BYT-CCHN do Bộ Y tế cấp ngày 21/6/2012 và phạm vi hoạt động chuyên môn được phép: khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa sản, phụ khoa. Phòng khám cũng xác định có sự việc bệnh nhân M.T.M., 48 tuổi, đến khám và đã được xử lý bỏ thai 16 tuần vào ngày 10/4, do BS Fang thực hiện thủ thuật và đã gây ra tai biến.

Tuy nhiên, vị BS này lại cho rằng, do bất đồng ngôn ngữ, dù có phiên dịch viên nhưng do không thông thạo ngôn ngữ Việt nên khi hành nghề tại Việt Nam không hề biết rằng không được phép nạo, phá thai lớn từ 16 tuần tuổi như với bệnh nhân M.. Và ở Trung Quốc, bà Fang đã từng thực hiện thủ thuật như vậy cho bệnh nhân nên nghĩ ở Việt Nam cũng được làm.

Được biết, Sở Y tế đã tiến hành xử lý nghiêm Phòng khám và các cá nhân liên quan với tổng số tiền phạt là 155 triệu đồng và tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của Bà Lian Xing Fang trong thời hạn 9 tháng với các hành vi vi phạm. Ngoài ra, Thanh tra Sở Y tế cũng xử phạt ông Đinh Khắc Hiếu, là bác sĩ phụ trách chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám, do không thực hiện hết trách nhiệm giám sát hoạt động chuyên môn của Phòng khám để xảy ra sai phạm như trên.

Tuy nhiên, cũng theo ông Bùi Minh Trạng, Chánh Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, vụ việc cho thấy, Bộ Y tế sau khi cấp chứng chỉ hành nghề cho người nước ngoài hành nghề trên lãnh thổ Việt Nam, cần có thêm qui định yêu cầu người hành nghề phải được tập huấn, phổ biến các qui định liên quan đến khám chữa bệnh (trong đó có qui chế chuyên môn). Vì trong thực tế, do rào cản về ngôn ngữ nên phần lớn người nước ngoài khi hành nghề tại Việt Nam, vẫn không hiểu biết đầy đủ về qui định của ngành Y tế.

Ngoài việc “mù” qui định về những điều được và không được phép làm, với các trường hợp tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề do Bộ Y tế cấp, Bộ Y tế còn cần phải  ủy quyền cho Sở Y tế quản lý cơ sở người hành nghề hoạt động thực hiện các thủ tục tạm giữ chứng chỉ hành nghề theo qui định để giám sát, và hậu kiểm được.

Trước đó, vào tháng 2/2015, Phòng Thanh tra, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cũng được phản ánh một vụ việc có tính chất lừa đảo, “chặt chém” tiền viện phí không thương tiếc với bệnh nhân xảy ra tại Phòng khám Đa khoa Elizabeth (số 87-89 Thành Thái, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh). Nạn nhân là anh T.N.H. (32 tuổi, ngụ tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), khi đến chữa bệnh nam khoa tại phòng khám này, đã bị bác sĩ tại đây đưa lên bàn mổ vừa tiểu phẫu “của quý”, vừa bị đưa vào thế phải nộp tiền tiểu phẫu cùng thuốc men tới 33,2 triệu đồng.

Đáng lên án là vụ việc “mặc cả” giá viện phí trên được thực hiện ngay khi bệnh nhân này còn đang nằm trên bàn tiểu phẫu. Sau ca mổ, ấm ức vì một ca tiểu phẫu mà phải chịu mức phí quá lớn, gia đình bệnh nhân H. đã khiếu nại. Khi không chối cãi được, Phòng khám Đa khoa Elizabeth chấp nhận hoàn trả lại 25,8 triệu đồng cho bệnh nhân H., nhưng lại cũng “đổ lỗi” cho rằng, do bác sĩ trực tiếp làm cho anh H. là người nước ngoài, không hiểu các qui định tại Việt Nam nên mới ra mức phí cao như vậy...

Huyền Nga

Việc các cơ quan chính phủ và quân đội bị rò rỉ thông tin qua các phần mềm và ứng dụng điện thoại không phải là mới. Nhiều nước đã có quy định yêu cầu quan chức, nhân viên chính quyền và binh lính không được sử dụng một số thiết bị, ứng dụng nhất định khi đang thực hiện nhiệm vụ. Nhưng nhà chức trách sẽ đối phó như thế nào với việc thông tin mật bị lộ bởi vì hoạt động riêng tư của nhân viên.

Khi đến đoạn cầu Vực thuộc phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) thì nhóm 6 đối tượng phát hiện 4 thanh thiếu niên khác đang đi trên 2 xe máy nên sử dụng vỏ chai bia chặn đánh, ném vào nhóm này. Hậu quả, 1 trong số các bị hại bị chấn thương sọ não, tỷ lệ tổn thương là 22%.

Bước đầu xác định nguyên nhân của vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn liên quan đến việc phân chia tài sản sau ly hôn giữa anh Mạc Văn Huy với chị Dương Thị Phượng (mẹ đẻ cháu M.A) hiện đang đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Cho rằng bố đẻ và ông nội là M.V.Đ đã chèn ép mẹ đẻ nên vào chiều 9/12, cháu M.A sử dụng tài khoản Zalo nhắn tin chửi bới, xúc phạm ông nội.

Sau khi nhận được số tiền ủng hộ 50 triệu đồng vào buổi sáng, thì đến trưa nữ sinh V thấy tài khoản Zalo (tên và ảnh đại diện của thầy giáo đứng ra kêu gọi ủng hộ giúp gia đình mình) kết bạn rồi nhắn tin với nội dung yêu cầu gửi lại số tiền lúc sáng để chiều đến trao lại bằng tiền mặt với số tiền nhiều hơn…

Ngày 17/12, Cục CSGT cho biết, tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Phòng Hướng dẫn Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) vừa dùng ô tô tuần tra hỗ trợ, đưa một trẻ sơ sinh bị suy hô hấp đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Hầu hết khách sạn lớn, có uy tín ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã bị kẻ xấu lập các hội, nhóm để mạo danh, lừa rao bán phòng nghỉ du lịch qua mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn. Chủ các cơ sở lưu trú, khách sạn lớn ở TP Đà Lạt liên tục bất ngờ trước những vị khách “không hẹn mà tới”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文