Báo động tình trạng mức sinh xuống thấp

11:09 27/12/2020
Việt Nam đang đứng trước thực trạng mức sinh khác biệt đáng kể giữa các vùng miền. Càng khu vực khó khăn, mức sinh càng cao, có nơi rất cao. Tại các đô thị, kinh tế xã hội phát triển, mức sinh đã xuống thấp, có nơi rất thấp.

Đặc biệt, đến năm 2050, nhiều thanh niên Việt Nam sẽ “ế vợ” vì mất cân bằng giới tính đang nghiêm trọng và lan rộng. Người Việt Nam sống thọ nhưng lại không khỏe mạnh, người cao tuổi phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép. Hưởng ứng Ngày dân số Việt Nam 26-12, năm nay, Tháng hành động Quốc gia về dân số lấy chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững” nhằm đưa ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại nêu trên.

Nhiều cặp vợ chồng ngại sinh con thứ hai

Là đầu tàu kinh tế, song TP Hồ Chí Minh cũng là địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước - 1,33 con. Tình trạng này diễn ra vài năm trở lại đây và nhiều cặp vợ chồng trẻ không có nhu cầu sinh con thứ hai. Theo Chi cục Dân số KHHGĐ TP Hồ Chí Minh, khi cán bộ dân số đi vận động người dân sinh đủ 2 con, nhiều cặp vợ chồng đã thẳng thắn chia sẻ, họ ngại sinh con thứ hai vì áp lực kinh tế, việc làm và nhà ở. 

Có cặp vợ chồng lấy nhau đã 10 năm, nhưng do vẫn phải thuê nhà, công việc làm không ổn định nên chỉ “dừng lại một con là đủ”. Thậm chí, có những cặp vợ chồng kết hôn đã 3-4 năm vẫn chưa sinh con đầu lòng vì chưa có nhà ở, đi làm ở khu công nghiệp bấp bênh, đặc biệt là dịch COVID-19 năm nay đã khiến họ phải nghỉ việc dài ngày.

Nhiều người cao tuổi tại Việt Nam đang chịu gánh nặng bệnh tật kép.

Tương tự, tại Hà Nội, cũng có nhiều cặp vợ chồng trẻ chỉ sinh một con do chịu áp lực về kinh tế, hoặc cũng có người ngại sinh con thứ hai. Mặc dù con trai đã được 7 tuổi, song vợ chồng chị Mai Hồng Hạnh (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) không có ý định sinh tiếp. “Chúng tôi vẫn phải thuê nhà, chồng tôi công việc không ổn định, nếu sinh thêm con nữa thì rất khó khăn về kinh tế. Vì áp lực này nên tôi thấy một con là đủ”, chị Hạnh cho biết.

Nơi có mức sinh thấp tiếp tục có xu hướng giảm sâu và ngày càng lan rộng. Trong 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp chủ yếu là các tỉnh, thành ở phía Nam, trong đó có một số tỉnh mức sinh rất thấp như khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung. Theo ông Mai Trung Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Quy mô Dân số-KHHGĐ, Tổng cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế) tâm lý của một số phụ nữ ở khu vực miền Tây Nam Bộ thích an nhàn, nên ngại sinh nhiều con. Bên cạnh đó, có người chịu áp lực về kinh tế, việc làm nên cũng ngại sinh.

Theo ông Mai Trung Sơn, các tỉnh có mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Nguyên nhân khiến mức sinh thấp do xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa ngày càng cao; tỷ lệ đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con…

Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ Nguyễn Doãn Tú cho biết, không ít quốc gia đã thành công trong việc giảm sinh nhưng chưa có nước nào thành công trong việc đưa mức sinh thấp về mức thay thế, đây chắc chắn sẽ là thách thức không nhỏ đối với nước ta nếu muốn duy trì và kéo dài thời kỳ cơ cấu dân số vàng.

Người già sống thọ nhưng không khỏe mạnh

Việt Nam là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,6 tuổi năm 2019, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Điều này thể hiện chất lượng dân số của nước ta đã có nhiều cải thiện về nhiều mặt. Song có một thực tế đáng ghi nhận, tuy tuổi thọ trung bình của người Việt tăng, song người già lại sống không khỏe mạnh.

Tới Bệnh viện Lão khoa Trung ương, chúng tôi gặp rất nhiều cảnh ngộ của  người cao tuổi khi vào điều trị tại đây. Có người mắc tới 5 loại bệnh, trong đó có 3 bệnh mãn tính tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch. Ông Phạm Thế Tân (73 tuổi, ở Hà Nam) bị tăng huyết áp và đái tháo đường 10 năm nay, điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh, nhưng mấy hôm nay thời tiết chuyển lạnh, ông bị đột quỵ phải chuyển cấp cứu lên Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Người nhà của ông cho biết, bác sĩ nói ông đã xuất huyết não lần này lần thứ 3.    

Theo bác sĩ Vũ Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số, Tổng cục Dân số - KHHGĐ, tuy tuổi thọ trung bình cao (73,5 tuổi) nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp hơn so với nhiều nước, số năm phụ nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm. Có khoảng 70% người cao tuổi không có tích lũy vật chất; 62,3%, khó khăn, thiếu thốn; chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm chỉ mới triển khai, nên trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc tới 3 bệnh mãn tính. 

Sau khi nghỉ hưu đáng lẽ được hưởng an nhàn tuổi già, nhưng người cao tuổi ở nước ta lại đang phải chịu gánh nặng bệnh tật kép với nhiều bệnh mãn tính, đòi hỏi điều trị và chăm sóc lâu dài. Tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng mạng lưới lão khoa chưa phát triển theo nguyên tắc kết hợp dự phòng, nâng cao sức khỏe, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ… 

Hiện nay, số người cao tuổi ở Việt Nam chiếm 7,7% dân số, tức có 7,4 triệu người cao tuổi. Riêng nhóm dân số từ 80 tuổi trở lên đã hơn 2 triệu người. Đến năm 2050, con số này sẽ là 22,3 triệu người, chiếm 20,4% tổng dân số. Thách thức và gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế sẽ rất lớn nếu như chúng ta không có chiến lược dân số, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, từ năm 2007, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng, tuy nhiên, ngành dân số phải đối mặt với các thách thức mới đang đặt ra. 

Để góp phần thực hiện thành công chiến lược dân số Việt Nam vào năm 2030, ngành dân số cần tiếp tục mục tiêu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi bảo đảm thích ứng với già hóa dân số; có chiến lược truyền thông để đưa mức sinh thấp về mức sinh thay thế; tuyên truyền để thay đổi nhận thức “trọng nam khinh nữ”, không lựa chọn giới tính thai nhi cũng như đẩy mạnh chương trình tầm soát trước sinh, sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh tật, giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng... 

Để thực hiện được các mục tiêu đặt ra, theo lãnh đạo Bộ Y tế, cần sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền vận động để người dân thay đổi nhận thức và hành vi, nâng cao chất lượng dân số trong tương lai.

Trần Hằng

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Ngày 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp với hơn 3.000 ca nghi nhiễm.

Ngày 29/3, Công an TP Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con. Đây không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy lừa đảo của các đối tượng lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giống như người thật

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố đối với những dấu hiệu sai phạm tại trường này…

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiệm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2003), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.