Làm thế nào phát hiện con bị rối loạn tăng động và giảm chú ý?

15:22 18/12/2015
Nhiều cha mẹ rất buồn phiền khi phát hiện con bị tăng động và giảm chú ý, bởi điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của trẻ, thậm chí, do bố mẹ và giáo viên không biết trẻ bị mắc, nên còn coi các biểu hiện của trẻ là hư.

* Biểu hiện của trẻ bị tăng động, giảm chú ý

Hầu hết các bậc phụ huynh đều không có kiến thức về bệnh này, nên khi phát hiện trẻ mắc đều không còn sớm. Chính vì vậy, việc điều trị và can thiệp tâm lý cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả không cao.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Mai (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội), có thể nhận biết trẻ mắc rối loạn tăng động khi thấy các biểu hiện tăng động như hoạt động luôn chân tay, cãi nhau, đánh nhau với bạn (chiếm tới 98%); luôn cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo, ngồi không yên (chiếm 89,5), nói quá nhiều (chiếm 89%), chạy nhảy leo trèo quá mức ở những nơi cần phải ngồi yên (70,4%) và mất trật tự thường xuyên trong lớp (63,18%). 

Những trẻ bị giảm chú ý biểu hiện qua việc gặp khó khăn khi phải duy trì chúng vào thực hiện một nhiệm vụ hoặc hoạt động nào đó (chiếm 96%), dễ sao nhãng bởi các kích thích bên ngoài (chiếm 91,29%), không chú ý nghe hội thoại (79%), không tuân theo hướng dẫn hoặc không chú ý vào chi tiết (71,39%). Những biểu hiện này hay gặp nhất và thường gây khó khăn nhiều trong điều trị tâm lý.

Trẻ có biểu hiện bất thường về tâm lý cần được đưa đến bác sĩ.

* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Những năm gần đây, mô hình bệnh tâm lý, tâm thần cũng có nhiều thay đổi. Đặc biệt, bác sĩ Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết: Đã có sự gia tăng của các rối loạn tâm lý, tâm thần ở trẻ và vị thành niên như rối loạn tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc hành vi, các rối loạn liên quan đến nghiện chất…

Trong số hơn 6.300 học sinh Hà Nội được nghiên cứu, có tới 402 trẻ mắc bệnh rối loạn tăng động và giảm chú ý, chiếm tỉ lệ 6,4% không hề là thấp. Trong số trẻ bị mắc, số trẻ nam chiếm nhiều hơn, với 63% và 37% là trẻ nữ. Có tới 43,3% trẻ 5 tuổi bị khởi phát bệnh và tỉ lệ trẻ mắc ở độ tuổi lên 6 chiếm cao nhất, 8,16%, sau đó đến trẻ 7 tuổi và 8 tuổi.

Các bác sĩ cũng cho biết, tỉ lệ trẻ mắc rối loạn tăng động và giảm chú ý đạt học lực giỏi thấp nhất, sau đó đến học lực khá, trong khi có trên 24% trẻ bị bệnh rối loạn tăng động và giảm chú ý bị xếp loại học lực kém. Con số này cho thấy, trẻ bị bệnh rối loạn tăng động và giảm chú ý ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập do giảm chú ý nên không tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô giáo. 

Trí thông minh và bệnh rối loạn tăng động và giảm chú ý không liên quan gì đến nhau. Khó khăn trong học tập là hậu quả của việc tăng động và giảm chú ý gây nên chứ không phải do trẻ kém thông minh. Có khoảng 26% có rối loạn tăng động và giảm chú ý bị khó khăn đủ để chẩn đoán là có rối loạn học tập và khoảng 80% trẻ có rối loạn học tập đủ để bị thụt lùi 2 lớp so với trẻ cùng tuổi. Kết quả học tập kém là hậu quả tự nhiên của trẻ kém tập trung chú ý, tăng hoạt động và bốc đồng.

Lý giải các yếu tố liên quan đến mắc rối loạn tăng động và giảm chú ý, bác sĩ Lý Trần Tình cho rằng, trẻ sinh thiếu tháng và trẻ bị ngạt khi sinh có tỉ lệ mắc rối loạn tăng động và giảm chú ý cao nhất, tiếp đó là mẹ bị nghén nặng, trả phải can thiệp khi sinh, mẹ uống rượu hoặc hút thuốc khi mang thai vv…

Nghiên cứu của nước ngoài cũng cho thấy, những trường hợp thiếu oxy cấp tính và mãn tính ở người mang thai đều liên quan với nguy cơ tăng cáo mắc rối loạn tăng động và giảm chú ý ở trẻ sau này. Các bác sĩ cũng cho rằng, có mối liên quan giữa mắc rối loạn tăng động và giảm chú ý với những trường hợp sinh non, ngôi ngược, hay ngôi ngang, bất thường dây rốn khi sinh vv…

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Mai (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội), có thể nhận biết trẻ mắc rối loạn tăng động khi thấy các biểu hiện tăng động như hoạt động luôn chân tay, cãi nhau, đánh nhau với bạn (chiếm tới 98%); luôn cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo, ngồi không yên (chiếm 89,5), nói quá nhiều (chiếm 89%), chạy nhảy leo trèo quá mức ở những nơi cần phải ngồi yên (70,4%) và mất trật tự thường xuyên trong lớp (63,18%). Những trẻ bị giảm chú ý biểu hiện qua việc gặp khó khăn khi phải duy trì chúng vào thực hiện một nhiệm vụ hoặc hoạt động nào đó (chiếm 96%), dễ sao nhãng bởi các kích thích bên ngoài (chiếm 91,29%), không chú ý nghe hội thoại (79%), không tuân theo hướng dẫn hoặc không chú ý vào chi tiết (71,39%). Những biểu hiện này hay gặp nhất và thường gây khó khăn nhiều trong điều trị tâm lý.

Liệu môi trường sống hiện tại có ảnh hưởng đến việc trẻ mắc rối loạn tăng động và giảm chú ý hay không, là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Các bác sĩ của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho rằng, đại đa số trẻ bị mắc rối loạn tăng động và giảm chú ý sống trong môi trường riêng với cha mẹ, anh chị em ruột, chỉ có số ít sống cùng nhiều người như ông, bà, cô, chú. 

Khoảng 1/3 gia đình có phòng riêng cho trẻ, 2/3 gia đình không có. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra nguyên nhân của mắc rối loạn tăng động và giảm chú ý là sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tâm lý xã hội, sang chấn, bị hành hạ vv… Tuy nhiên, khảo sát ở các trẻ mắc rối loạn tăng động và giảm chú ý tại Hà Nội chỉ ra thực tế là đa số sống trong gia đình có mức sống trung bình và hơn 90% sống trong gia đình hạnh phúc.

Từ việc nghiên cứu hàng nghìn học sinh ở Hà Nội, các bác sĩ Bệnh viện Tâm thần Hà Nội kiến nghị: rối loạn tăng động và giảm chú ý gặp nhiều ở học sinh tiểu học và THCS, nhưng lại chưa được nhận biết và phát hiện sớm. Vì thế, cần tăng cường tuyên truyền giáo dục trong nhà trường và cộng đồng, để giúp các bậc phụ huynh và giáo viên có kiến thức cơ bản về rối loạn tăng động và giảm chú ý, từ đó phát hiện sớm để có những biến pháp điều trị và can thiệp tâm lý kip thời cho trẻ.


Thanh Hằng

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Sau gần 1 năm, từ nguồn tiền hỗ trợ của Bộ Công an, hàng chục nghìn ngôi nhà tình nghĩa đã được xây dựng trên khắp cả nước. Là địa phương được hỗ trợ 1.000 căn nhà, chỉ trong thời gian khoảng 10 tháng, tỉnh Hà Tĩnh đã sớm “về đích” khi những ngôi nhà cuối cùng với thiết kế sáng tạo, linh hoạt đã cơ bản được hoàn thiện để trao tay cho người nghèo an cư, lạc nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文