Bên trong khu cách ly người trở về từ bên kia biên giới

11:12 06/02/2020

Hơn 300 công dân Việt Nam hiện đang được đưa về cách ly tại Trung tâm cách ly đặc biệt thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn để tiếp tục theo dõi những triệu chứng có thể liên quan đến dịch viêm phổi nCoV. Đây là một trong ba trung tâm cách ly đã được thiết lập tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn ngay khi dịch nCoV bắt đầu lan rộng.

Khu vực cách ly nằm trong khuôn viên của Trung đoàn 123, ngay khi nhận được chỉ đạo xây dựng khu cách ly cho các công dân từ bên kia biên giới trở về. Toàn bộ dãy nhà bên tay phải gồm 7 nhà tập thể để dành cho người bị cách ly. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có ba trung tâm cách ly là Trung đoàn 123, Tiểu đoàn bộ binh 1 và Bệnh xã Quân-Dân y 24. Cả ba trung tâm này đều có đầy đủ điều kiện để tiếp nhận khoảng 1.500 người.

Khu cách ly các công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc tại Trung đoàn 123 (Lạng Sơn).

Trả lời PV, Đại tá Hà Văn Thiết – Phó Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn cho biết, ba trạm cách ly này có nhiệm vụ tiếp nhận công dân Việt Nam học tập và lao động ở Trung Quốc, cách ly và theo dõi tình trạng sức khoẻ trong 14 ngày. Suốt thời gian đó, công dân sẽ được hỗ trợ hoàn toàn về mặt nhu yếu phẩm, kiểm tra sức khoẻ 2 lần/ngày. Đồng thời họ cũng được tuyên truyền và cập nhật thông tin về tình hình bệnh dịch, cách phòng chống…

Là khu vực cách ly đặc biệt nên việc ra vào rất bị hạn chế, những người được đi lại ở đây chỉ có cán bộ chiến sĩ trung đoàn, bác sĩ quân y và lực lượng công an

Đối với các công dân được phát hiện có vấn đề về sức khoẻ như sốt, ho… sẽ được chuyển đến Bệnh viện đa khoa của tỉnh. Tuy nhiên, cho đến hiện nay mới chỉ có 4 công dân bị sốt đang được theo dõi tại bệnh viện còn lại vẫn khoẻ và chưa có bất cứ triệu chứng nào liên quan đến dịch nCoV.

Chiến sĩ trung đoàn đang tiếp tục lắp thêm ổ điện, nối thêm dây phục vụ các công dân đang bị cách ly.

Vấn đề vệ sinh trung tâm cách ly cũng được quan tâm đặc biệt bởi các cán bộ, chiến sĩ trung đoàn, các cán bộ công nhân viên vệ sinh dịch tễ… Hàng ngày trung tâm đều được dọn vệ sinh kỹ lưỡng và phun khử trùng bằng Cloramin B. Riêng hệ thống cống rãnh thoát nước tại trung đoàn hàng ngày đều được dọn vệ sinh và phun khử trùng 1 lần/tuần.

Mọi công dân bị cách ly đều được kiểm tra sức khoẻ 2 lần/ngày để phát hiện, kịp thời ngăn ngừa những triệu chứng liên quan tới dịch nCoV
Ông Chu Văn Hồng (Lạng Sơn) trở về từ Quảng Tây (Trung Quốc) đang "biểu diễn" cho các bạn cùng phòng cách nhổ râu bằng chỉ. Ông chia sẻ rằng, mặc dù được quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất nhưng ông cũng mong muốn sớm hết hạn cách ly để trở về với gia đình.
Đa số các công dân đang cách ly trở về từ Quảng Tây, Quảng Đông, Bằng Tường, Giang Tây (Trung Quốc). Họ có thể đang sống và học tập bên nước bạn và bị trả lại biên giới trong khoảng thời gian từ ngày 3/2 cho đến nay. Trong ảnh là chị Hằng (Lạng Sơn) đang nói chuyện với con gái ở nhà.
Thi thoảng, xe cấp cứu lại đưa về một nhóm người mới đón ở biên giới. Những công dân này khi đến trung tâm cách ly sẽ được tẩy trùng, kiểm tra sức khoẻ, phổ biến nội quy và xếp phòng.

Khẩu trang là bắt buộc. Trong ảnh là bác sĩ đang hướng dân công dân mới đến sử dụng khẩu trang và khuyến cáo không bỏ ra trừ lúc ăn và tắm.
Ở cửa mỗi dãy nhà sẽ có chiến sĩ trung đoàn thay nhau túc trực, để kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu của công dân bị cách ly và xử lý nhanh những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Các công dân xếp hàng nghe phổ biến nội quy cách ly
Khu vực cách ly nam và nữ được tách riêng. Tuy nhiên có một số gia đình đã yêu cầu được cách ly riêng
Phun thuốc khử trùng xe cấp cứu.
Phong Sơn

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên sau hơn 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước, đưa quan hệ hai nước bước vào chặng phát triển mới, với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác được thúc đẩy thực chất và hiệu quả hơn.

Ngày 30/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thanh Tân (SN 1989, tạm trú tổ 74, khóm Đông Thịnh 5, phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, An Giang) về hành vi “Hủy hoại tài sản”.

Sáng 30/3, tại Hà Nội, Đại tá Phạm Hữu Thinh, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã đến kiểm tra, động viên CBCS lực lượng Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh CSCĐ đang chuẩn bị cùng Đội cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an sang Myanmar tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ sau trận động đất xảy ra ngày 28/3, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản.

Sáng 30/3, tại trụ sở Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội, Đảng ủy, Ban chỉ huy đơn vị đã tổ chức buổi gặp mặt, động viên và giao nhiệm vụ cho sáu CBCS ưu tú thuộc tổ Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ trước khi lên đường tham gia Đoàn công tác cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an tại Myanmar.

Được cho là va quẹt giao thông nhưng các phương tiện không hề hấn gì nhưng những người trên xe ô tô 16 chỗ và người điều khiển xe máy tỏ vẻ “nóng nảy”, dừng phương tiện đánh nhau giữa đường…

Có mặt tại các điểm thi kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 năm 2025 do Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh (ĐHQG - HCM) tổ chức sáng 30/3, nhiều thí sinh hồi hộp trước giờ thi, có em được phụ huynh đưa đi thi nên cũng an tâm, nhưng đây là kỳ thi quan trọng, dù khá tự tin nhưng các em vẫn có chút lo lắng.

Ghen vì người yêu cũ quen người mới, Lan Anh (16 tuổi) nhắn lên nhóm chat kín có tên “Động yêu tinh” với nội dung “Tất cả chuẩn bị đi bừa” (đánh nhau). Đúng 5 tiếng sau, hàng chục thanh thiếu niên di chuyển trên 20 xe máy cầm theo kiếm Katana và dao quắm tập trung tại khu vực quận Long Biên (Hà Nội) để đi giải quyết mâu thuẫn cho “đàn chị”.

LTS: Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng số Xuân Ất Tỵ (tháng 1/2025) đăng bài viết “Chuyến hành quân ngược tháng 4/1975” của Thiếu tướng, nhà văn Khổng Minh Dụ, kể lại chuyến công tác đặc biệt của ông (khi đó là cán bộ của Đoàn Tình báo chiến lược J22 - Bộ Quốc phòng) đưa ông Ba Quốc, tức Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Đặng Trần Đức, từ miền Nam ra Hà Nội. Sau khi báo phát hành đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc.

Từ đầu năm nay, dù hoạt động đấu giá đất tại các huyện vùng ven Hà Nội không còn "nóng" như trước nhưng tình trạng bỏ cọc trúng đấu giá đất vẫn xảy ra. Vụ việc 22 lô đất trúng đấu giá ở Hà Đông bị bỏ cọc mới đây một lần nữa đặt ra câu hỏi, làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.