Bệnh do virus Arbo lan truyền mạnh ở Việt Nam và ASEAN

17:18 12/06/2017
Việt Nam và các nước Đông Nam Á đều là trọng điểm của nhiều loại bệnh do virus Arbo (virus do các loài chân đốt hút máu) nguy hiểm, như các bệnh truyền từ muỗi Aedes là sốt xuất huyết (SXH) Dengue, Zika và Chikungunya.


Để chung tay ngăn chặn dịch bệnh, hội thảo quốc tế về quản lý, phòng ngừa và kiểm soát một số bệnh do virus Arbo đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12-6, do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC), Viện Vệ sinh -Dịch tễ Trung ương (NIHE) và Sanofi Pasteur tổ chức. 130 chuyên gia, nhà khoa học của Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và nhiều tổ chức quốc tế vv… đã tham dự.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Những năm gần đây, dịch bệnh diễn biễn phức tạp, đã xuất hiện nhiều loại virus gây bệnh nguy hiểm. Chỉ riêng virut Arbo, đến nay đã phát hiện được khoảng 150/530 loại gây bệnh cho người và động vật. SXH Dengue là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ tăng nhanh nhất trên thế giới. Theo ước tính của WHO, hiện nay có trên 1,8 tỷ người ở châu Á Thái Bình Dương có nguy cơ mắc SXH, mà Việt Nam và các nước ASEAN chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long 

Đến nay, SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dù vaccine đã có nhưng chưa được sử dụng rộng rãi nên việc phòng chống chủ yếu dựa vào phòng chống nguồm lây bệnh. Các nước có dịch lưu hành đã tập trung đầu tư nguồn lực để phòng chống nhưng kết quả vẫn hạn chế. Thêm vào đó là biến đổi khí hậu, hiện tượng El-nino La-nina, tình hình đô thị hoá không kiểm soát và di biến động dân cư, làm cho công tác phòng chống SXH càng trở nên khó khăn.

Đặc biệt, năm 2016,  một bệnh khác có cùng nguồn lây từ muỗi Aedes là virus Zika đã trở thành vấn đề khẩn cấp về y tế công cộng toàn cầu bởi diễn biến phức tạp, lây lan nhanh. Đến nay đã có 82 nước và vùng lãnh thổ có lưu hành hoặc lây truyền của virus Zika, 13 quốc gia thông báo có sự lây truyền từ người sang người, 29 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận trẻ mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến virus Zika, 20 nước cho biết về sự gia tăng hội chứng viêm đa rễ thần kinh.

Riêng ở Việt Nam năm 2016 đã ghi nhận 219 ca mắc Zika, trong đó có một ca mắc chứng đầu nhỏ nghi có liên quan tới virus Zika.

Hơn 100 chuyên gia các nước tham dự hội thảo

Các chuyên gia đã thảo luận về các chiến lược nhằm kiểm soát bệnh SXH và các bệnh do muỗi Aedes lây truyền ở khu vực Đông Nam Á. WHO cho rằng các bệnh do virut Arbo được truyền từ muỗi Aedes là những căn bệnh khó phòng chống, có thể lây lan giữa các nước nên không một nước thành viên ASEAN đơn lẻ nào có thể có những giải pháp phòng, chống căn bệnh này hiệu quả và triệt để nếu không liên kết lại.

 Vì thế, các chuyên gia, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều khuyến nghị, nhiều giải pháp giải quyết những tồn tại trong công tác phòng chống SXH Dengue, Zika, Chikungunya. Trong đó, gồm cả các biện pháp mới trong chẩn đoán và điều trị, giám sát và phòng chống muỗi, nghiên cứu virus và vaccine cho cộng đồng, hợp tác bền vững giữa các nước, các tổ chức quốc tế. Những khuyến nghị ở hội thảo là cơ sở khoa học, xây dựng các hoạt động bền vững, hiệu quả trong phòng chống SXH Dengue, Zika, Chikungunya trong thời gian tới.

Riêng tại Việt Nam, nhiều biện pháp phòng chống các bệnh di virus Arbo đã được tiến hành để ngăn chặn bệnh dịch. Ông Trần Đắc Phu –Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam là một trong các nước ở khu vực lưu hành virus Arbo rất mạnh, do khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và tập quán người dân nên có nhiều nguy cơ mắc các bệnh như viêm não Nhật Bản, Zika SXH. 

Việt Nam đang bắt đầu vào mùa mưa nên độ muỗi cũng tăng, do đó cũng cảnh báo bệnh SXH sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mưa đến sớm. Hơn nữa, trước đây số nước có SXH không nhiều, nay đã rất nhiều nước có lưu hành SXH. SXH có nhiều type nên người mắc năm nay, năm sau vẫn có thể mắc tuyp khác.

Phun hóa chất là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh do virus Arbo

Làm sao để dịch SXH chững lại, không bùng phát và giảm tử vong là mục tiêu của Việt Nam cũng như các nước có SXH.  Giải pháp chính của việc phòng chống SXH vẫn là giảm muỗi, nhưng giảm thế nào lại phải căn cứ đặc thù từng nước để tiến hành, như diệt bọ gây, phun hóa chất, giải quyết các vấn đề xã hội, vì liên quan đến tập quán người dân. Bên cạnh đó là tiếp tục tập trung nghiên cứu và thử nghiệm vaccine vì hiện đã có nhưng tính hiệu quả chưa thuyết phục cùng với giá thành chưa hợp lý.

Theo ông Trần Đắc Phu, ở Việt Nam các giải pháp vẫn là tập trung giảm sát phát hiện sớm ổ dịch, phun hóa chất, hướng dẫn người dân ý thức phòng bệnh để giảm số mắc và giảm tử vong. Tuy nhiên, thay đổi ý thức người dân là vô cùng khó khăn nên giải phế thải, thay đổi tập quán của người dân trong việc tích trữ nước để diệt muỗi, phòng chống bệnh SXH vẫn là vấn đề nan giải của nhiều nước chứ không chỉ của Việt Nam.

Ông Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, để phòng chống bệnh Zika, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tập trung vào những vùng trọng điểm để giám sát nguy cơ như giám sát mẫu muỗi ở một số địa bàn trọng điểm như Khánh Hòa, Đăk Lăk, Đăk Nông, xét nghiệm mẫu Zika ở Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh –những địa bàn đã có các ca dương tính Zika vv…

 


Thanh Hằng

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文