Bệnh tay chân miệng gia tăng ở nhiều địa phương

19:59 10/10/2017
Trong 2 tuần gần đây, bệnh tay chân miệng ở trẻ gia tăng tại nhiều địa phương như Hà Nội, Cần Thơ, Khánh Hòa, Nghệ An, Đăk Lăk vv… Theo các chuyên gia, từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm là thời điểm bệnh tay chân miệng vào mùa.


Cả nước hiện có hơn 65.000 ca mắc, gần 30.000 ca tay chân miệng phải nhập viện, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2016. Những con số này cảnh báo về sự bùng phát dịch nếu không quan tâm đến công tác phòng chống dịch trong bối cảnh chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc trị bệnh đặc hiệu.

Ở Hà Nội, thời gian gần đây số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh với khoảng gần 100 trẻ mỗi tuần. Theo các bác sĩ, những trường hợp trẻ mắc tay chân miệng nhưng bố mẹ không nghĩ tới hoặc nhầm lẫn khá phổ biến. Ở Cần Thơ từ đầu năm 2017 đến nay, số trẻ mắc bệnh cũng tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Mỗi ngày, Bệnh viện (BV) Nhi đồng thành phố Cần Thơ tiếp nhận gần 100 ca mắc tay chân miệng, phần lớn là trẻ em từ 2 - 3 tuổi đến từ Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang... Điều đáng lưu ý là nhiều trẻ mắc tay chân miệng nhập BV Nhi đồng Cần Thơ không chỉ nhỏ tuổi, có khi mới 7 - 8 tháng tuổi, mà thời gian chuyển bệnh từ nhẹ sang nặng khá nhanh, nguy hiểm đến tính mạng.

Theo báo cáo của BV Sản Nhi Nghệ An, chỉ trong 10 ngày đầu tháng 10, BV đã tiếp nhận 809 bệnh nhi đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng. Mấy ngày qua, lượng bệnh nhi đến khám tăng đột biến, mỗi ngày khoảng 50 ca, nhiều bé khi nhập viện trong tình trạng đã bị biến chứng nặng như sốt cao liên tục, khó thở, giật mình, co giật…

Trong số đó, có nhiều trường hợp bị nhiễm lại. Trước đây, bệnh tay chân miệng chỉ xuất hiện ở các nơi đông dân cư như ở thành phố, một số huyện đồng bằng thì năm nay bệnh tay chân miệng đã có mặt ở các huyện miền núi.

Ở Khánh Hòa cũng đã có trên 1.200 bệnh nhân tay chân miệng. Theo ngành y tế địa phương, dịch tay chân miệng đang diễn biến phức tạp và đã tăng khoảng 50% so với cùng kỳ. Các cơ sở mầm non tư thục, những nhóm trẻ gia đình được đánh giá là những nơi có thể gây bùng phát dịch tay chân miệng, vì cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo cùng với kiến thức thực hành phòng bệnh tay chân miệng của đội ngũ chăm sóc trẻ còn nhiều hạn chế. 

Nhiều trẻ bị tay chân miệng biến chứng nặng

Trước tình hình dịch tay chân miệng đang gia tăng ở các địa phương những ngày qua, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi đến UBND các tỉnh, thành phố đề nghị quan tâm triển khai chống dịch. Ngày 10-10, Cục Y tế Dự phòng tiếp tục đưa ra khuyến cáo về phòng chống dịch tay chân miệng, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Theo đó tiết giao mùa hiện nay là thời điểm căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em gia tăng, có thể bùng phát dịch vì cả nước bắt đầu bước vào mùa tựu trường.

Ông Trần Đắc Phu –Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, nhấn mạnh: Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu vệ sinh không đảm bảo. Bệnh tăng mạnh từ tháng 3- 5 và tháng 9- 10. 

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ vv… Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống chưa được khử trùng. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Việc nhận biết sớm trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong, vì đây là bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Do đó, BS Đỗ Thiện Hải – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương) lưu ý cách nhận biết sớm trẻ bị tay chân miệng qua các dấu hiệu: Trẻ bị sốt, có mụn nước ở họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Dấu hiệu của trẻ bị bệnh nặng là khi bị sốt cao liên tục không thể hạ được, mệt mỏi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà, giật mình, vã mồ hôi, lạnh; thở nhanh, thở bất thường, đi loạng choạng vv…

“Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để tránh hậu quả đáng tiếc.” - BS Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh.


Thanh Hằng

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文