Bệnh thủy đậu có xu hướng gia tăng

12:42 05/04/2015
Dù mới vào mùa, nhưng những ngày gần đây, bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành ở cả miền Nam và miền Bắc.

Số trẻ mắc bệnh thủy đậu nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tăng nhanh những ngày qua và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hiện đã có gần 20 bệnh nhân phải nhập viện, trong đó có một bé trai 4 tháng tuổi. Nguyên nhân được biết là trước đó bé có tiếp xúc với anh trai bị mắc bệnh thủy đậu tại trường mầm non. Các bệnh nhân được chẩn đoán thủy đậu có bội nhiễm da, sốt cao nên phải nhập viện để theo dõi, đề phòng biến chứng.

Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2015 đến nay, trên địa bàn thành phố cũng đã xuất hiện 4 chùm ca liên quan đến bệnh thủy đậu trong trường học, cùng 2 chùm ca bệnh tay chân miệng và 1 chùm ca bệnh quai bị. Điều đáng lưu ý là các chùm ca bệnh này đều xuất hiện ở các trường mầm non và tiểu học.

Ngày 4/4, PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Hiện đang vào mùa bệnh thủy đậu dễ phát triển. Đây là bệnh cấp tính do nhiễm virus varicella Zoter (bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi vẩy bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

Khi bị bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày.

Một bệnh nhi được điều trị bệnh thủy đậu.

PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết thêm, bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước, nhưng rất dễ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Không chỉ ở trẻ mà bệnh thủy đậu xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân.

Vì thế, để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đi tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi; hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan. Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 -10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Người dân cần chú ý vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Với trẻ đã mắc bệnh thủy đậu, các bác sĩ đưa ra lời khuyên: để tránh trẻ bị bội nhiễm da, nên giữ vệ sinh bằng cách lau người nhẹ nhàng bằng nước ấm, không để nốt đậu bị vỡ chảy nước; chấm thuốc sát khuẩn tại nốt phỏng theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi nốt phỏng bị vỡ, trợt nhiều, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị, không để bội nhiễm, có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng, sử dụng nước súc miệng nhằm giảm nguy cơ bội nhiễm do ban thủy đậu trong niêm mạc miệng. Người lớn nếu chưa tiêm, chưa có miễn dịch cũng có thể mắc thủy đậu và có thể bị bội nhiễm viêm da nếu không điều trị đúng.

Thanh Hằng

Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, CSGT huy động 14 tàu, xuồng và hơn 200 CBCS phối hợp với các lực lượng và ngư dân chia thành 28 mũi để triển khai ngay các biện pháp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đưa người bị thương vào cấp cứu tại các bệnh viện, bảo vệ tài sản của người bị nạn.

Ngày 20/7, trước diễn biến khó lường của cơ bão số 3, với nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến TP Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã phát đi công điện khẩn, yên cầu lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn, tập trung ở cấp độ cao nhất, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão.

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58, số đăng ký QN-7105 tại Quảng Ninh đến nay vẫn làm bàng hoàng dư luận cả nước. Sau tai nạn thương tâm trên, nhiều người đặt câu hỏi: Kỹ năng nào để có thể sống sót trên biển khi tàu gặp nạn?

Bão Wipha (bão số 3) đã tăng lên cấp 11-12 (103-133 km/h) giật cấp 15. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào vùng ven biển Quảng Ninh - Ninh Bình ngày 21/7 với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã có chỉ dẫn, khuyến cáo người dân để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão.

Thông tin về tình hình giải ngân vốn đầu tư công ở các dự án trọng điểm, ông Đậu An Phúc, Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP Hồ Chí Minh (Ban Hạ tầng) cho biết năm nay Ban hạ tầng được giao giải ngân 12.029 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đến tháng 6 vừa qua mới chỉ có hơn 912 tỷ đồng được giải ngân…

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 20/7, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,7 độ vĩ Bắc, 114,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc biển Đông, cách Quảng Ninh, Hải Phòng khoảng 705 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp II (103 - 117 km/giờ) giật cấp 14; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 – 25 km/h…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.