Mỗi năm người Việt đang sử dụng 150 triệu lít “nước mắm công nghiệp”

19:30 14/10/2016
Trong tổng số gần 7.500 tỉ đồng doanh thu từ sản phẩm nước mắm, chiếm đa số là nước mắm công nghiệp, tức là đa phần người tiêu dùng đang phải mua thứ nước mắm không phải là nước mắm mà không hề biết.


Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc yêu cầu các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ phản ánh tình trạng nước mắm công nghiệp có nhiều loại hoá chất đang chi phối thị trường, Bộ Y tế đã thành lập đoàn kiểm tra để phối hợp với các bộ, ngành liên quan nhằm làm rõ sự việc và thông tin kịp thời cho người dân.

Với câu hỏi của báo chí xung quanh vấn đề “nước mắm công nghiệp” đang gây xôn xao dư luận, ngày 14-10, TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, ông chưa nghe thấy khái niệm “nước mắm công nghiệp”. Bởi nếu có khái niệm “nước mắm công nghiệp” thì thế nào là “nước mắm nông nghiệp”?

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Thanh Phong từ chối bình luận thêm xung quanh việc này, mà cho biết cần phải chờ đợi kết quả thanh tra liên ngành của Bộ Y tế và các bộ ngành liên ngành, để báo cáo Thủ tướng sớm nhất.

Theo phản ánh của báo chí, đang có nhiều loại “nước mắm công nghiệp” chi phối thị trường, khiến sản phẩm nước mắm truyền thống bị cạnh tranh quyết liệt, bởi “nước mắm công nghiệp” có quy mô sản xuất lớn, giá thành rẻ và quảng cáo mạnh. Các chuyên gia cho rằng, “nước mắm công nghiệp” được sản xuất từ một phần nhỏ nước mắm truyền thống, sau đó pha chế với nước và muối. 

Việc pha chế đương nhiên khiến màu sắc, mùi vị của nước mắm thay đổi, nên nhà sản xuất phải bổ sung các loại hóa chất: chất tạo màu, tạo mùi, chất điều vị, chất chống thối natripenzoat…vào sản phẩm nước mắm. Thậm chí, có loại “nước mắm công nghiệp” không hề được làm từ cá nhưng vẫn được gọi là nước mắm.

Sản xuất nước mắm truyền thống 

Với cách sản xuất khác hoàn toàn nước mắm truyền thống, lẽ ra loại sản phẩm này phải được gọi là nước chấm nhưng vẫn được đặt tên là nước mắm. Hơn nữa, đáng lo ngại khi trên thị trường còn có cả nhiều loại “nước mắm” được pha chế từ hóa chất xuất xứ Trung Quốc gây hại sức khỏe người sử dụng.

Chính việc sử dụng tên gọi sản phẩm nước mắm rất lộn xộn này đã khiến cho người tiêu dùng không phân biệt được đâu là nước mắm truyền thống, nước mắm công nghiệp hay đâu là nước chấm. 

Do cách sản xuất nước mắm truyền thống cần nhiều thời gian, cá được ủ trong thùng gỗ từ 12 đến 15 tháng, nên “nước mắm công nghiệp” đang chiếm thế “thượng phong” trên thị trường. Mỗi năm, người tiêu dùng Việt Nam tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm, trong đó có tới 150 triệu lít “nước mắm công nghiệp” (chiếm 75%). 

Trong tổng số gần 7.500 tỉ đồng doanh thu từ sản phẩm nước mắm, chiếm đa số là nước mắm công nghiệp, tức là đa phần người tiêu dùng đang phải mua thứ nước mắm không phải là nước mắm mà không hề biết.

Câu trả lời chính xác về vấn đề “nước mắm công nghiệp” sau khi thanh tra sẽ không chỉ mang lại câu trả lời cần thiết cho nghề sản xuất nước mắm truyền thống,  mà quan trọng hơn cả là mang đến cho người tiêu dùng thông tin cần thiết để lựa chọn, nhằm không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thanh Hằng

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文