Bộ Y tế tổ chức trực chống dịch 24/24h
- Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết từ đầu mùa
- Các bệnh viện tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa hè cho người bệnh
- Quảng Ngãi tăng cường phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt
- Thử nghiệm công nghệ "ngoại" diệt muỗi, chống dịch bệnh Zika
- Phòng chống dịch bệnh virus Zika và sốt xuất huyết trên địa bàn biên giới
Đây là những nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam và bùng phát, nhất là khi thời tiết ở Việt Nam hiện thuận lợi cho nhiều loại virus và vi khuẩn phát triển, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán sắp tới cũng là lúc lượng tiêu thụ gia súc, gia cầm, thực phẩm tăng cao. Điều này được ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) xác nhận trong những ngày cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Ông Phạm Hùng -Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Cục Y tế dự phòng) cũng cho biết: Trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội tới đây, khí hậu đông - xuân, nhiệt độ môi trường liên tục thay đổi, đặc biệt sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, dễ làm sức đề kháng của mỗi người giảm.
Số người mắc sởi nhập viện đang tăng. |
Vì thế, những người sức khỏe yếu, trẻ em, người già, hoặc người không thích nghi kịp dễ bị nhiễm bệnh. Mặt khác, điều kiện môi trường mùa này cũng thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, lây lan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh của con người, nhất là các bệnh cúm, bệnh đường hô hấp, sởi, rubella, liên cầu lợn, tiêu chảy…
Với những người mắc các bệnh mãn tính thì đây cũng là thời gian để bệnh dễ tiến triển thành các đợt cấp, nặng hơn nhất là người già và trẻ em. Việc sử dụng thực phẩm và giao lưu đi lại của người dân tăng cao trong dịp Tết và mùa lễ hội làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Trước diễn biến của nhiều loại dịch bệnh, Bộ Y tế cho biết đã triển khai nhiều biện pháp để phòng chống: Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan và chỉ đạo các cấp, ngành tập trung tuyên truyền, phòng chống các bệnh hay gặp trong mùa lễ hội như cúm, sởi, sốt xuất huyết, các bệnh đường tiêu hóa; tăng cường rà soát, xác định đối tượng, độ tuổi, vùng có nguy cơ bùng phát dịch bệnh để tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung, tiêm vét vaccine. Bộ cũng chỉ đạo tổ chức các đoàn kiểm tra phòng, chống dịch bệnh; thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm tại các địa phương trọng điểm.
Hiện, Bộ Y tế đã xây dựng phương án ứng phó với các tình huống về dịch bệnh và các nguy cơ về y tế công cộng; duy trì hoạt động đáp ứng khẩn cấp tại các tuyến, tổ chức đánh giá nguy cơ, giám sát dịch bệnh và thông báo cho các đơn vị liên quan. Tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ và chuẩn bị sẵn sàng thuốc, vật tư, hoá chất, sẵn sàng hỗ trợ kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch khi xảy ra dịch
Đề phòng dịch bệnh trong thời gian tới, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng chống dịch bệnh bằng việc tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch với các bệnh có vaccine phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm và hạn chế đến những chỗ đông người. Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Bên cạnh đó, người dân cần chú ý vệ sinh cá nhân, nhà cửa, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.