Bỏ trang phục bảo hộ sẽ mất “vũ khí” bảo vệ nhân viên y tế

17:59 01/06/2021
Bắc Giang cũng như toàn miền Bắc đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, nhiều nhân viên y tế đã bị mất nước, mệt lả, sốc nhiệt, ngất khi làm việc liên tục nhiều giờ trong bộ đồ bảo hộ dưới thời tiết lên tới gần 40 độ C. 

Nhiều ý kiến cho rằng, với nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm, làm việc trong không gian thoáng, ngoài trời, không phải trong phòng kín thì không nhất thiết phải mặc đồ bảo hộ. Bộ Y tế có giải pháp gì để bảo vệ sức khỏe cho các y bác sĩ tuyến đầu?

Chưa khi nào trên trận chiến chống dịch ở nước ta lại huy động một lực lượng lớn chi viện cho Bắc Giang và Bắc Ninh như lần này. Ngoài 2.743 người thuộc lực lượng y tế tham gia hỗ trợ trực tiếp tại 2 điểm nóng trên, Bộ Y tế chuẩn bị điều động thêm 1.000 nhân lực y tế hỗ trợ Bắc Giang trong công tác xét nghiệm và tiêm chủng.

Nhân viên y tế mệt mỏi, kệt sức vì làm việc liên tục trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang cho biết, hiện có 700 nhân viên y tế liên tục đi lấy mẫu hằng ngày. Bộ Y tế sẽ tăng cường nhân lực khoảng 400 người hỗ trợ Bắc Giang công tác xét nghiệm, rút ngắn vòng và tăng tần suất xét nghiệm.

Trong thời điểm nắng nóng khắc nghiệt như hiện nay, nhiều sinh viên trong quá trình tham gia lấy mẫu xét nghiệm đã bị ngất, nhiều cán bộ y tế bị mệt lả, kiệt sức, sốc nhiệt. 

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, với nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm, làm việc trong không gian thoáng, ngoài trời, không phải trong phòng kín thì không nhất thiết phải mặc đồ bảo hộ. 

Giọt mồ hôi của nữ nhân viên CDC Bắc Giang Nguyễn Thị Thủy

Cơ bản, họ cần đảm bảo che được mũi, mồm, miệng. Cần được trang bị khẩu trang N95, đeo kính che giọt bắn, đi găng tay, đồng thời đảm bảo khử khuẩn thường xuyên là đủ. Như vậy, nhân viên y tế có thể tránh được những ảnh hưởng về sức khỏe không đáng có, nhưng vẫn đảm bảo chống lây nhiễm.

 Chuyên gia cũng cho biết thêm, cần bố trí nhiều nhân lực hơn để thay đổi nhau trong ca làm việc, không để một người làm việc liên tục trong 8 tiếng, 12 tiếng, mà phải luân phiên, sắp xếp nghỉ giải lao hợp lý, khi giải lao vào nơi thoáng mát, thông gió tốt. “Cần cung cấp nước đầy đủ, bổ sung chất khoảng, vitamin cho người tham gia chống dịch. Tất cả nhân viên y tế, người tham gia chống dịch phải được huẩn luyện an toàn vệ sinh lao động trong điều kiện nắng nóng, huấn luyện cấp cứu khi bị say nắng, say nóng”, chuyên gia nói.

Chiều 1/6, trả lời báo chí từ tâm dịch Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: Chúng tôi có chỉ đạo và yêu cầu đoàn công tác bảo đảm sức khỏe, bồi dưỡng về mặt dinh dưỡng, cung cấp các loại nước uống để nâng cao sức khỏe cho các nhân viên y tế. Công tác lấy mẫu tại cộng đồng, chúng tôi yêu cầu các đoàn bố trí từ sáng sớm đến 9 giờ sáng và chiều tối đến 23 giờ. Các điểm lấy mẫu phải bố trí ở chỗ râm mát, thông khí, có quạt, đầy đủ ánh sáng để công tác lấy mẫu của các đoàn tốt nhất.

Lấy mẫu bệnh phẩm ngoài trời trong thời tiết nắng nóng

Thực tế, qua kiểm tra hoạt động lấy mẫu của anh em ở thôn Quang Biểu (xã Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang) thấy anh em sáng tạo với việc làm các bịch nước đá trong túi zip kẹp lại trên đùi, và cài bên nách để mát hơn…Song đó chỉ là giải pháp tình thế.

Trước ý kiến cho rằng nhân viên y tế không cần thiết mặc bộ trang phục bảo hộ vì dễ gây sốc nhiệt, Thứ trưởng Sơn cho biết "chúng tôi sẽ lưu ý và nghiên cứu". Tuy nhiên, quan điểm của Bộ là đặt tiêu chí an toàn cho người đi lấy mẫu lên hàng đầu.

 "Trong tình hình bây giờ, nếu chúng ta bỏ trang phục bảo hộ sẽ mất vũ khí bảo vệ nhân viên y tế. Chúng tôi đề nghị Viện Vệ sinh lao động nghiên cứu một số bộ thổi khí từ bên ngoài vào trong bộ bảo hộ làm giảm nhiệt, hạ nhiệt trong bộ bảo hộ. Trong ngày hôm nay, chúng tôi sẽ triển khai một số thử nghiệm và có thể cung cấp một số lượng rộng rãi phục vụ công tác lấy mẫu, đặc biệt cho các nhân viên y tế làm tại các khu thu dung, điều trị cũng như tại các bộ phận hồi sức", Thứ trưởng Sơn nói.

Theo báo cáo của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế tới Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, các chuyên gia của Viện đã họp để đưa ra các giải pháp thay thế đồ bảo hộ thoáng khí hơn là không khả thi. Bởi những bộ đồ tương tự, tốt nhất trên thị trường hiện cũng không thoáng hơn. Việc dùng quạt cũng không khả thi vì gió quạt sẽ thổi bụi lên và tăng ô nhiễm do khuếch tán. 

Giải pháp thông gió cá nhân sử dụng quạt đeo là khả thi nhất, giúp không khí đối lưu trong khi mặc đồ bảo hộ, giảm nóng hay khó chịu. Viện đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo và đánh giá xong. Sau khi kêu gọi được nhà tài trợ và sản xuất, sản phẩm có thể được sử dụng.

Ngoài ra, một giải pháp khác là cấp khí sạch làm mát tạm thời cho một nhóm. Giải pháp này được thiết kế một thiết bị cấp khí sạch cho 4 người. Thiết bị này di động, sử dụng pin xạc. Đây là thiết bị dân dụng tương tự máy lọc không khí trên thị trường. Đơn vị sản xuất chỉ cần công bố tiêu chuẩn cơ sở và kết quả đầu ra. 

Viện đang xin ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn để triển khai diện rộng, khắc phục khó khăn cho nhân viên y tế tại tâm dịch.



Trần Hằng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文