Ca mổ 10 tiếng bóc tách khối u đầu tụy "khủng" nhất thết giới

12:48 25/01/2021
Ngày 25/1/2021, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) thông tin về ca u đầu tụy lớn nhất từ trước đến nay, Y văn thế giới cũng chưa từng ghi nhận trường hợp nào như vậy mà các bác sĩ vừa phẫu thuật thành công.


BS CKII Đoàn Tiến Mỹ, Trưởng khoa Gan - mật- tụy- Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, nữ bệnh nhân T.T.X.T (36 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí Minh) nhập viện trong tình trạng bụng to, không đau, không có triệu chứng lạ. Bệnh nhân cho biết, khoảng 1 năm trước, bệnh nhân bắt đầu thấy bụng trên to dần, nghĩ béo bụng, mập lên nên không để ý, chỉ tìm cách tập thể dục, dùng băng quấn giảm cân. Đến khi gia đình phát hiện bụng ngày càng to nên đưa bệnh nhân đi khám.

Kết quả chụp CT Scan cho thấy bệnh nhân có một khối u rất to, chiếm hết phần bụng, có dấu hiệu hoại tử. Khối u đã chèn ép tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa…, chẩn đoán “khối u phần đầu tụy khổng lồ” và có chỉ định mổ.

Khối u khổng lồ choán nhiều cơ quan trong ổ bụng bệnh nhân đã được lấy ra an toàn.

BS Mỹ cho biết: “Bình thường khi mổ u đầu tụy, bác sĩ chỉ cần rạch khoảng 15cm nhưng với bệnh nhân này, phải mở rộng vết mổ đến 25cm mới tiếp cận để bóc tách được khối u. Khối u quá lớn, xâm lấn và dính hàng loạt mạch máu lớn như tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch, động mạch mạc treo tràng trên nên rất khó khăn khi bóc tách. Sau 10 tiếng phẫu thuật (các ca mổ u đầu tụy khác chỉ kéo dài khoảng 4 tiếng) mới đưa được khối u ra ngoài. Đây là khối u khổng lồ, kích thước 20cm, nặng 2,2kg, là khối u to nhất từ trước đến nay!”.
Sau 15 ngày mổ, bệnh nhân hoàn toàn bình phục. 

Theo bác sĩ Mỹ, u đầu tụy rất hiếm gặp, khối u to đến 20cm, nặng 2,2kg là chưa từng được ghi nhận trong Y văn. Các khối u to nhất từ trước đến nay chỉ trong khoảng 1,1 – 1,2kg.  

Sau 15 ngày mổ, bệnh nhân hoàn toàn bình phục, mặc dù phải cắt phần đầu và một phần thân tụy nhưng không có biến chứng kèm theo. Giải phẫu bước đầu cho thấy đây là bướu cơ trơn, một dạng bướu mô đệm đường tiêu hóa.

BS Mỹ cho biết, u bướu vùng tụy thường khó phát hiện vì hầu như không có triệu chứng, đa phần được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám sức khỏe hoặc khám các bệnh lý khác. Đa số u vùng tụy là u ác tính nhưng thường bị chẩn đoán nhầm sang các loại bệnh khác như viêm gan (do có dấu hiệu vàng da), viêm dạ dày (dấu hiệu đau bụng, đau thượng vị), trĩ… 

Hầu hết bệnh nhân bị u vùng tụy thường đến bệnh viện trong giai đoạn muộn, khi khối u đã lớn, chèn ép các cơ quan nội tạng. Như trong trường hợp bệnh nhân này, khối u đã xâm lấn rất nhiều mạch máu, nếu để lâu nữa sẽ xâm lấn đến động mạch gan, cuống gan… Mức độ xâm lấn càng nhiều thì khả năng điều trị càng thấp, thậm chí không thể phẫu thuật được.

H.Nga

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

Trong nhiều năm, nhiều nhà khoa học đã tin rằng, nguồn gốc của sự sống có thể đã tới Trái đất từ các thiên thạch rơi xuống. Lý thuyết này được gọi là panspermia, và nó trả lời rất nhiều câu hỏi về nguồn gốc của loài người chúng ta. Thật không may, chính những nhà khoa học trên lại tin rằng, vi khuẩn và vi rút ngoài hành tinh có thể vẫn đang tấn công chúng ta. Những kẻ xâm lược siêu nhỏ này đã bị đổ lỗi cho tất cả các loại bệnh tật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文