Mảnh xương cá lọt vào phổi bé trai 13 tháng tuổi

20:33 06/03/2020
Ngày 6/3, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh việc vừa kịp thời lấy xương siêu gai góc ‘trốn’ trong phổi bé trai 13 tháng tuổi.

Ngày 2/3, bé trai P.Đ.K (13 tháng tuổi, ngụ Bình Chánh) được gia đình đưa đến bệnh viện trong tình trạng khò khè. Người thân bé cho biết, tuần trước, lúc bé chơi cùng bà, tay cầm ổi bỏ vào miệng, bà không kịp giật lại. Sau đó bé ho sặc sụa trong lúc ăn và khó thở, nhưng không tím môi.

Từ đó bé thở khò khè, nhưng không sốt, không sổ mũi, ho ít. Bé được đưa đi đến phòng khám tư nhân ở địa phương, bác sĩ cho thuốc uống nhưng bệnh tình cũng không đỡ nên được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố.

Qua thăm khám, bác sĩ thấy bé thở co lõm ngực nhẹ, phổi thở rít ngáy 2 thì. Dù đã kiểm tra kỹ phim X-Quang vẫn không thấy rõ dị vật, nhưng các bác sĩ Khoa Hô hấp vẫn nghi ngờ tình trạng dị vật bỏ quên trong đường thở, nên tư vấn người nhà bé nội soi kiểm tra.

Xương cá được bác sĩ lấy từ phổi của bé

Ngày 5/3, TS. BS Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô Hấp - Bệnh Viện Nhi đồng thành phố nội soi phế quản, quan sát thấy mảnh xương mềm, bác sĩ đã gắp ra một mảnh xương cá nằm trong lỗ phế quản trung gian phổi phải. Sau gắp dị vật, bé đã thở dễ, không còn khò khè.

BS CK1 Võ Thành Nhân, Khoa Hô hấp chia sẻ, từ sau Tết đến nay, khoa tiếp nhận rất nhiều trường hợp dị vật trong đường thở của trẻ, như: hạt bí, hạt điều, hạt sa pô chê... Tuy nhiên, trường hợp xương cá nằm trong phổi như của bé K rất hy hữu.

Các bác sĩ khuyến cáo, với các bé nhỏ, phụ huynh cần tránh cho bé chơi các đồ chơi có kích thước quá nhỏ dễ ngậm và sặc vào đường thở, cũng như tránh cho trẻ ăn những thức ăn dễ bị hóc như: đậu phộng, hạt dưa, hạt hướng dương… Khi cho bé ăn cũng phải cẩn thận, nếu cho ăn cá thì phải lấy hết xương mới cho bé ăn.

Đối với trẻ có xảy ra hội chứng xâm nhập, đột ngột ho sặc, hóc thức ăn, đồ chơi… khò khè kéo dài, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa sâu và nội soi về hô hấp nhi để phát hiện và xử trí kịp thời.


Nguyễn Cảnh

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文