Hà Nội: Có thể xử lý hình sự BN2009
- Hà Nội yêu cầu Công an xử lý lý 2 trường hợp không khai báo trung thực dịch tễ
- Hà Nội tìm người đến 5 địa điểm có liên quan tới ca dương tính ở Nam Từ Liêm
- Hà Nội có 2 ca dương tính SARS-CoV-2 ở quận Ba Đình và Nam Từ Liêm
Tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết trong ngày 7 và 8/2 Hà Nội ghi nhận 4 trường hợp nghi dương tính với COVID-19.
Những trường hợp này chưa được Bộ Y tế công bố. Tuy nhiên, trường hợp là BN nam, 46 tuổi đi công tác Gia Lai về và tự vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương lấy mẫu 2 lần âm tính, ngày 7/2 thấy sốt cao và lấy mẫu lần 3 thì dương tính với SARS-CoV-2.
Ngày 8/2, bệnh nhân này đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Hiện truy vết được được 4 F1. Tuy nhiên, Sở Y tế cho rằng vẫn cần giám sát chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc của bệnh nhân này, không chủ quan.
Báo cáo Phó Chủ tịch UBND TP về tiến độ việc xử lý 2 trường hợp BN1722 và BN2009 do khai báo quanh co, quận Nam Từ Liêm cho biết đã chỉ đạo CAQ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ 2 trường hợp này để xử lý theo quy định để ra quyết định xử phạt ngay trong chiều 8/2.
Bổ sung thêm về trường hợp này, ông Dũng yêu cầu, với trường hợp BN phải quản lý chặt tới tận F3.
Ông Chử Xuân Dũng chủ trì họp chống dịch COVID-19 vào chiều 8/2 |
Phó Chủ tịch Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị với công tác truy vết cần tập trung và nhanh hơn nữa, phải áp dụng các biện pháp mạnh với các trường hợp không hợp tác, huy động công an tham gia cùng.
“Có những vấn đề tế nhị các cơ quan chức năng sẽ bảo mật, việc khai báo thông tin y tế, lịch trình phải chính xác nếu không dịch bệnh sẽ lây lan nhanh. TP sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để rà soát, nên khai báo không đúng sẽ phát hiện ngay”- ông Dũng cho hay.
Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu phải thực sự phát huy huy hiệu quả hơn 10.000 tổ giám sát cộng đồng và nêu rõ: “Nói mãi rồi nhưng chưa làm thực sự. Thực tế ở các khu chung cư chưa thấy hỏi thăm, chưa rà soát. Khó hơn nữa chúng ta vẫn phải làm. Phải chủ động nắm bắt đầy đủ thông tin từ người dân”.
Phó Chủ tịch UBND TP cũng nhắc các đơn vị phải tiếp tục tập trung, sẵn sàng cho các huống cho công tác ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh; công tác xét nghiệm phải nhanh hơn nữa; việc tiến hành phong tỏa phải giải thích rõ ràng thông tin dịch bệnh để người dân biết và chia sẻ, không để có nơi sau 1 tuần người dân bị phong tỏa vẫn không nắm được thông tin gì; hỗ trợ đảm bảo đời sống người dân ở khu phong tỏa…
Về phía CDC Hà Nội, ông Dũng yêu cầu, cần nhanh chóng thông tin công khai các trường hợp ca bệnh cũng như các trường hợp F1, F2 để người dân biết; các đơn vị xử lý nghiêm các trường hợp thông tin sai sự thật; sẵn sàng các kịch bản trước và sau tết khi người dân rời và trở về thành phố.