Lần đầu ở Việt Nam:

Cứu sống bệnh nhân ngừng thở, ngừng tim bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy

18:08 10/06/2015
Ngày 10/6, Bệnh viện Bạch Mai đã tiễn bệnh nhân (BN) Nguyễn Thị X., 82 tuổi, ở TP Yên Bái, xuất viện. Đây là trường hợp rất đặc biệt, khi lúc nhập viện vào 20h, ngày 24/4/2015, bệnh nhân đã trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim. Các bác sĩ của Khoa cấp cứu A9 đã khẩn trương cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân, nhưng bệnh nhân vẫn hôn mê sâu do thương tổn não sau ngừng tuần hoàn. Vì thế, các bác sĩ đã được tiến hành kỹ thuật hạ thân nhiệt để bảo vệ não cho người bệnh.

Theo TS. Đỗ Ngọc Sơn, Khoa cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai: Thông thường, ngừng tim 5 phút mà không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Với những bệnh nhân bị ngừng tim, dù cấp cứu ngừng tim thành công, tim đập trở lại, phục hồi được mạch huyết áp thì tỉ lệ sống sót cũng chỉ dưới 10% (ngay cả những nước có hệ thống y tế hiện đại).

Còn ở Việt Nam, tỉ lệ cứu sống bệnh nhân ngừng tim ngoài cộng đồng thấp hơn rất nhiều (cơ hôi cứu sống có thể chỉ từ 1-2%). Nguyên nhân bởi vì trong khi ngừng tim, não không có máu nuôi dưỡng bị tổn thương nặng nề. Các phản ứng có hại do thiếu máu não gây ra tiếp tục gây huỷ hoại tế bào não mặc dù đã phục hồi được máu lên não. Hậu quả là não sẽ bị phù nề, viêm, và hoại tử dẫn tới chết não và tử vong.

Với các bệnh nhân may mắn được cứu sống sau ngừng tuần hoàn, thông thường vẫn bị di chứng tổn thương não rất nặng nề. Mức độ nhẹ là mất trí nhớ, liệt nửa người, co giật, động kinh. Mức độ nặng là liệt toàn thân, nằm tại chỗ, hôn mê trong đời sống thực vật, khiến cả bản thân lẫn gia đình đều rất vất vả trong những ngày còn lại của cuộc đời, dù các bệnh nhân đã được cấp cứu kịp thời đúng cách.

Ngừng thở, ngừng tim là hậu quả của nhiều bệnh, như  tim, tổn thương thần kinh trung ương, suy hô hấp vv… nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai tặng hoa bệnh nhân Nguyễn Thị X. ngày ra viện.

Từ trước tới nay, việc điều trị phục hồi não sau cấp cứu ngừng tim thành công, là dùng thuốc an thần, thở máy để giảm phù não và kiểm soát tốt huyết áp. Giờ đây, kỹ thuật hạ thân nhiệt là phương pháp điều trị bổ trợ cho các phương pháp cấp cứu khác tốt hơn, giúp cải thiện tỉ lệ tử vong và biến chứng.

Sau khi bị ngừng tim, bệnh nhân đã được cấp cứu thành công, nhưng bệnh nhân vẫn không tỉnh, nên phải làm hạ nhiệt độ cơ thể bệnh nhân. Các biện pháp thông thường như chườm đá, truyền nước lạnh… có hạn chế là không thể kiểm soát được nhiệt độ một cách chính xác, nên kém hiệu quả.

Hơn nữa, việc phải làm ấm bệnh nhận lại sau đó còn khó hơn nhiều. Mà tốc độ làm lạnh và tốc độ làm ấm bệnh nhân vô cùng quan trọng, không thể làm bằng phương pháp thông thường, nên phải làm bằng một thiết bị đặc biệt để kiểm soát thân nhiệt theo ý mình.

PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai giới thiệu kỹ thuật mới đã cứu sống bệnh nhân.

TS. Đỗ Ngọc Sơn cho biết thêm: Đây là một kỹ thuật khó, từ máy móc đến điều tiết đều phải đảm bảo chính xác tuyệt đối, để có thể điều khiển được nhiệt độ đích như mong muốn, chi phí lại rất đắt, nên ở Việt Nam mới là lần đầu thực hiện.

Các bác sĩ của khoa Cấp cứu A9 đã sử dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt nội mạch tiên tiến, với một thiết bị hạ thân nhiệt đặc biệt, để đưa một ống thông chuyên biệt vào mạch máu của bệnh nhân và từ đó tiến hành hạ thân nhiệt điều trị.

PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai khen thưởng ekip đã góp phần quan trọng cứu sống bệnh nhân bằng kỹ thuật mới.

Thông thường quá trình điều trị sẽ đưa nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân xuống 33 độ (ở người bình thường 36,5 - 37 độ). Sau đó máu sẽ duy trì ở nhiệt độ này trong vòng 24 giờ để giúp cho các tế bào não hồi phục. Sau 24 giờ, máy sẽ làm ấm bệnh nhân theo chương trình rất chặt chẽ nâng dần nhiệt độ bệnh nhân 0,25 độ/giờ cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường.

Khi nhiệt độ bệnh nhân hạ xuống, não sẽ bớt phù hơn, bớt viêm và tưới máu não, cung cấp oxy tốt hơn, cải thiện tình trạng độc tế bào não từ đó các tế bào não sẽ hồi phục rất ngoạn mục.

Theo kết quả đã có ở các nước, phương pháp này giúp giảm tỉ lệ tử vong xuống 14% và giảm độ di chứng tàn phế xuống là 11%.  Thời gian vàng cho người bệnh để tiến hành kỹ thuật hạ thân nhiệt là trước 6 giờ. Nếu bệnh nhân đưa vào cấp cứu sau 6 tiếng thì hiệu quả sẽ không như mong muốn.

Gia đình bệnh nhân tặng hoa cảm ơn các bác sĩ.

TS. Nguyễn Văn Chi, Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, cho biết: Từ đầu tháng 5-2015 đến nay, Khoa đã áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt thành công cho trên 10 bệnh nhân. Rõ ràng, với kỹ thuật này, các bệnh nhân bị tim sẽ có nhiều cơ hội sống hơn, đặc biệt là khả năng phục hồi tốt hơn, ít để lại di chứng, tàn phế.

Thành công này của BV Bạch Mai đã mở ra triển vọng áp dụng cho nhiều bệnh nhân rơi vào tình huống nguy hiểm, liên quan đến thương tổn não cấp như thương tổn não sau ngừng tuần hoàn, sau thương tổn não nặng do bị chấn thương hoặc tai biến mạch não…

Thanh Hằng

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文