Tiết kiệm gần 500 tỷ đồng nhờ đấu thầu thuốc
- Làm sao bịt kín những kẽ hở trong đấu thầu thuốc?
- Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát đấu thầu thuốc chữa bệnh
- Thủ tướng nhắc nhở Bộ Y tế việc quản lý thuốc, đấu thầu thuốc và công tác cán bộ
- Xung quanh chuyện đấu thầu thuốc tại TP HCM
- Xung quanh việc đấu thầu thuốc vào bệnh viện: Tiền nào thuốc nấy?
- Đấu thầu thuốc vào BV: Quyền lợi người bệnh phải đưa lên hàng đầu
Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN), tổng chi cho thuốc từ Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2015 là 26.132 tỷ đồng, chiếm tới 48,3%; năm 2016 là 31.5419 tỷ đồng, chiếm 41%. Tỷ lệ này cao hơn các quốc gia có điều kiện tương đồng về kinh tế - xã hội. Như vậy, thuốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu chi khám chữa bệnh nói chung và khám chữa bệnh (KCB) BHYT nói riêng.
Những thông tin này được đưa ra tại hội nghị triển khai kết quả lựa chọn nhà thầu mua thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia năm 2017 do Bộ Y tế tổ chức ngày 11-12 tại Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, để xảy ra tình trạng bất cập này là do đấu thầu thuốc vẫn thực hiện riêng lẻ ở từng địa phương và cơ sở KCB, dẫn đến giá trúng thầu khác nhau, một số mặt hàng có giá trúng thầu cao hơn nhiều so với nơi khác. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu thực hiện đấu thầu thuốc tập trung hợp lý sẽ giúp quản lý tốt hơn chuỗi cung ứng, giá và chất lượng thuốc. Vì thế, Bộ Y tế đã thành lập Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (MSTTTQG) nhằm giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn phát biểu tại hội nghị |
Bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo - Phó Giám đốc Trung tâm MSTTTQG, cũng cho biết, trong lần đầu tiên triển khai đấu thầu thuốc tập trung, Trung tâm đã tổ chức đấu thầu TTTQG với 5 hoạt chất (gồm 22 mặt hàng thuốc, bao gồm 5 thuốc biệt dược và 17 thuốc generic) để cung cấp cho các cơ sở y tế trên toàn quốc trong giai đoạn 2018- 2019.
Bước đầu ghi nhận việc tổ chức đấu thầu quy định, đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch và lựa chọn được các nhà thầu cung ứng các mặt hàng thuốc đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt, theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, tổng giá kế hoạch của các gói thầu là 2.746 tỷ đồng và giá trúng thầu là 2.269 tỷ đồng, đã tiết kiệm được trên 477 tỷ đồng, giảm được khoảng 17% so với giá kế hoạch.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo cho biết thêm, trong số 447 tỷ đồng tiết kiệm được nhờ đấu thầu thuốc tập trung có 114,3 tỷ đồng tiết kiệm được ở thuốc biệt dược (giảm 6,9% so với giá kế hoạch gói thầu); thuốc Generic tiết kiệm được 362, 7 tỷ đồng ( giảm khoảng 33% so với giá kế hoạch).
Đấu thầu thuốc tập trung giúp giảm giá thuốc BHYT |
Ông Phạm Lương Sơn cho rằng: Đấu thầu tập trung quốc gia được kỳ vọng là một trong những giải pháp hữu hiệu đảm bảo đủ thuốc cung ứng cho người bệnh, hướng tới giá hợp lý, tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn tài chính trên cơ sở vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho người bệnh. Tuy nhiên, còn khá nhiều vướng mắc, lo lắng phía trước. Kết quả đấu thầu đã tốt, vấn đề là đưa vào thực tiễn KCB cho người bệnh làm sao hiệu quả là một vấn đề.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn yêu cầu mở rộng danh mục đấu thầu tập trung quốc gia như thuốc điều trị các bệnh không truyền nhiễm; thuốc có tỉ trọng sử dụng lớn về giá trị và số lượng tại các cơ sở y tế trên cả nước; thuốc có nhiều số đăng ký lưu hành tại Việt Nam...