Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngăn chặn lỗ hổng cách ly

07:37 06/05/2021
Sau 7 ngày bùng phát đợt dịch thứ 4, Việt Nam đã ghi nhận 56 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Ngày 5/5, bệnh viện tuyến đầu điều trị COVID-19 là BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã phải cách ly y tế do có chùm ca bệnh lây nhiễm trong khu điều trị bệnh nhân nội trú tại cơ sở 2 ở Đông Anh. Đây là BV thứ 2 bị cách ly chỉ trong 3 ngày qua.


Diễn biến dịch COVID-19 tại nước ta đang rất phức tạp với các ca bệnh mắc ở nhiều địa phương, nhiều nguồn lây nhiễm, dịch tễ phức tạp. Nguy hiểm hơn khi đợt dịch thứ 4 đã lây lan trong bệnh viện.

Khẩn trương truy vết, các bệnh viện tăng cường xét nghiệm

Ngày 3/5, BV đa khoa khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc bị cách ly do 1 bác sĩ của BV nhiễm COVID-19. Hai ngày sau, Bộ Y tế chỉ đạo BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiến hành cách ly y tế bắt đầu từ 8h ngày 5/5 đến 8h ngày 19/5. Trong thời gian cách ly y tế, BV chỉ tiếp nhận điều trị ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2.

Trong hơn 400 mẫu xét nghiệm tại BV, phát hiện 14 mẫu dương tính là bác sĩ, bệnh nhân, nhân viên trong một số khoa điều trị của BV. Bước đầu, BV nhận định, đây là chùm ca bệnh COVID-19 do lây nhiễm trong khu điều trị bệnh nhân nội trú của bệnh viện tại cơ sở Kim Chung.

Hiện nay, có nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân điều trị tại BV đã về các địa phương, đây là nguy cơ lớn. Theo chuyên gia, nhiệm vụ cấp bách nhất phải khẩn trương tìm những người này, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện cách ly theo quy định.

Lẫy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai.

Ngay chiều 5/5, Cục Quản lý Khám chữa bệnh được Bộ Y tế giao nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức, giám sát việc thực hiện cách ly y tế tại BV này đã yêu cầu BV rà soát, lập danh sách các bệnh nhân đã điều trị và xuất viện trong thời gian 14 ngày gần đây để thông tin kịp thời cho các địa phương quản lý, tổ chức giám sát, cách ly phòng, chống dịch COVID-19. 

Cũng trong chiều 5/5, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức truy vết, giám sát các bệnh nhân đã từng điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 trong 14 ngày gần đây theo quy định về giám sát, cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19.

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, việc truy vết phải tận dụng từng giờ để sớm khoanh vùng, nếu để chậm, dịch sẽ lây lan nhanh, kiểm soát khó khăn. Theo các chuyên gia dịch tễ, qua vụ việc này, các BV tăng cường lấy mẫu xét nghiệm bệnh nhân nặng, bệnh nhân có nguy cơ cao, các nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với người bệnh để không bỏ lọt ca nhiễm. Việc làm này tại nhiều cuộc họp cũng được lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị và quán triệt 

Ngoài lây lan trong cơ sở y tế, ngày 5/5, dịch COVID-19 ở một số địa phương cũng diễn biến phức tạp. Sáng 5/5, Vĩnh Phúc đã phát hiện thêm 8 trường hợp dương tính lần 1 với SARS-CoV-2, nâng tổng số lên 22 ca dương tính, trong đó có 14 bệnh nhân đã được Bộ Y tế công bố.

Vào 0h30 ngày 5/5, Vĩnh Phúc đã phải họp khẩn tìm giải pháp ứng phó với dịch bệnh. Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành yêu cầu ngành y tế ngay trong ngày 5/5 phải có máy xét nghiệm để tăng công suất xét nghiệm lên gấp 5 lần, bảo đảm xét nghiệm xong 100% trường hợp F1. Cùng với đó, nâng quy mô giường tại các khu cách ly tập trung cấp huyện lên gấp 3 lần. 

Tỉnh cũng chuẩn bị cơ sở vật chất của bệnh viện dã chiến để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Dự kiến xây dựng Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 thành khu cách ly tập trung có sức chứa hơn 1.000 người. 

Ngoài ra, CDC Hà Nội cũng đang khẩn trương truy vết các F1, F2 của ca dương tính vừa phát hiện sáng 5/5, có địa chỉ tại Đà Nẵng, ra Hà Nội du lịch, đi cùng chuyến bay và ngồi gần với 2 chuyên gia người Trung Quốc. Trường hợp này cũng có hành trình phức tạp, di chuyển nhiều nơi tại Hà Nội và Sapa.

Lấp lỗ hổng cách ly

Khởi nguồn cho đợt dịch thứ 4 ở Việt Nam chính lỗ hổng trong việc quản lý cách ly tập trung và người hết cách ly tập trung. Ngày 5/5, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) đã có Công điện hỏa tốc số 597/CĐ-BCĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước. Công điện này quy định rất rõ, rất chi tiết thời hạn cách ly tập trung, bàn giao cho địa phương quản lý người sau cách ly và trách nhiệm của người cách ly, của các bộ, ngành.

Ban Chỉ đạo yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện nghiêm cách ly tập trung ít nhất 14 ngày đối với người nhập cảnh theo các quy định hiện hành và quản lý, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày tiếp theo sau khi kết thúc cách ly tập trung. Rà soát cơ sở vật chất tại các khu cách ly tập trung đảm bảo việc giám sát chặt chẽ người được cách ly; các khu cách ly tập trung phải có đủ camera để giám sát người được cách ly thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định, các camera giám sát phải được hoạt động liên tục, kết nối với hệ thống giám sát do Bộ TT&TT chỉ định.

Các tỉnh, thành phố chấn chỉnh việc tổ chức bàn giao, đưa đón và tiếp nhận người đã hoàn thành cách ly tập trung về nơi lưu trú theo quy định tại Công văn 425/CV-BCĐ ngày 19/1 của Ban Chỉ đạo. Yêu cầu người sau khi hoàn thành cách ly tập trung phải cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, đồng thời phải chủ động thông báo cho cơ quan y tế địa phương nơi lưu trú biết ngay khi trở về từ khu cách ly tập trung. 

Người hoàn thành cách ly phải sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch trong suốt thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú; phải khai báo sức khỏe hàng ngày cho cán bộ y tế địa phương. Nếu có các dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở, mệt mỏi, ớn lạnh, mất vị giác chuyển ngay đến cơ sở y tế để được hướng dẫn quản lý kịp thời theo quy định.

Những người này không được ra khỏi nhà, nơi lưu trú. Trong trường hợp nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà, nơi lưu trú để làm việc hoặc thực hiện các công việc cần thiết khác thì phải báo cho cơ quan Công an, y tế địa phương và thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K (khẩu trang - khoảng cách - không tập trung - khử khuẩn - khai báo y tế) của Bộ Y tế; không tụ tập, đến nơi đông người. 

Trường hợp cần thiết họ phải di chuyển tới địa phương khác thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận chuyên gia hoặc công dân Việt Nam phải báo trước cho CDC tỉnh, thành phố nơi lưu trú để thông báo cho CDC tỉnh, thành phố nơi đến để tiếp tục quản lý, theo dõi sức khỏe theo quy định.

Những người hết cách ly phải thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 (tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung). Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, tiếp tục theo dõi sức khỏe theo quy định cho đến khi đủ 14 ngày; nếu kết quả xét nghiệm dương tính, cách ly ngay tại cơ sở y tế theo quy định.

Công điện cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế nơi thực hiện cách ly tập trung phải chuẩn bị hồ sơ gồm danh sách người hoàn thành cách ly tập trung và bản chụp các giấy tờ liên quan như quyết định hoặc giấy xác nhận hoàn thành cách ly, kết quả xét nghiệm theo quy định, phương án di chuyển để bàn giao cho Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi nhận người cách ly hoàn thành cách ly tập trung về địa phương lưu trú, cư trú và xác nhận việc bàn giao. Trường hợp không có đủ hồ sơ bàn giao, xác nhận bàn giao và phương án di chuyển thì không tiếp nhận cách ly về địa phương lưu trú.

Ban Chỉ đạo yêu cầu các tỉnh tăng cường hoạt động của các tổ COVID cộng đồng, huy động Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội theo dõi, giám sát việc thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch đối với người đã kết thúc cách ly tập trung về nơi lưu trú trên địa bàn. Đồng thời, các tỉnh phải thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện cách ly tập trung ít nhất 15 ngày/lần/cơ sở.

Trần Hằng

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文