Dịch bệnh gia tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát

19:55 09/10/2018
Trước sự gia tăng của dịch tay – chân – miệng (TCM), dịch sởi và sốt xuất huyết, chiều 9-10, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã họp báo về tình hình dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng, chống dịch thời gian tới.  



Theo ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh TCM đã diễn ra ở 63 tỉnh, thành với 61.821 trường hợp mắc, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 ca tử vong. Một số địa phương có số mắc cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây là TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Đại diện Cục Y tế dự phòng lưu ý bệnh TCM hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine dự phòng. Bệnh thường bùng phát vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là đầu năm học mới, do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém khiến nguy cơ lây truyền còn cao.

Về bệnh sởi, Bộ Y tế cho biết, cả nước đã phát hiện 2.942 trường hợp tại 51 tỉnh, thành phố. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc sốt phát ban tăng hơn 10 lần, song không thành ổ dịch lớn. 

Các tỉnh có số mắc cao là Hà Nội, Lào Cai, Điện Biên, Thanh Hóa, Sơn La và Quảng Ninh. Hầu hết trẻ mắc là từ vài tháng đến 4 tuổi, hầu hết không được tiêm chủng, hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng, chiếm 86,4%.

Theo Bộ Y tế, thời gian tới có thể tiếp tục có thêm nhiều người mắc bệnh sởi do tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt 95% quy mô xã, phường, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bệnh sởi chủ yếu mắc ở miền Bắc, nhưng năm nay đã xuất hiện cả các tỉnh miền Nam.

Với bệnh sốt xuất huyết, cả nước đã có 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong. Số mắc trong các tuần gần đây có xu hướng tăng chủ yếu ở miền Nam và miền Trung. 

Bộ Y tế nhận định tới đây có thể tiếp tục xuất hiện các trường hợp mắc bệnh khi đang là mùa mưa, nhất là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine chưa được sử dụng tại Việt Nam. 

Tập quán trữ nước tại nhiều địa phương cùng với đô thị hóa gia tăng nhanh chóng nguy cơ xảy dịch là rất lớn. Sự vào cuộc của chính quyền một số địa phương còn hạn chế nhất là việc chủ động thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng (bọ gậy), phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các điểm nguy cơ cao, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện để giảm tối đa số mắc, tử vong.

Ông Trần Đắc Phu và đại diện một số đơn vị trong ngành y tế trao đổi với báo giới

Ông Trần Đắc Phu-Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định đến thời điểm hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát và Bộ Y tế luôn minh bạch thông tin để công tác phòng, chống dịch được hiệu quả. 

Ông Phu nhấn mạnh cách phòng bệnh: Với bệnh TCM, vấn đề quan trọng là vệ sinh; với dịch sởi phải tiêm phòng vaccine; với bệnh sốt xuất huyết phải vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy. Đặc biệt, điều quan trọng là phải tuyên truyền để người dân tham gia phòng bệnh, vì tiêm phòng rẻ hơn rất nhiều nếu để mắc bệnh. Vì một ca biến chứng nặng phải thở máy đã mất khoảng nửa tỷ đồng.

Tuy nhiên, không như nhiều nhiều người lo ngại, Bộ Y tế khẳng định hiện chưa có sự thay đổi về gen của virus EV71 gây bệnh TCM ở Việt Nam. 

Ông Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đặc biệt khuyến cáo khi trẻ bị TCM: Cho nghỉ học, chăm sóc ở nhà, để không lây sang bạn; Vệ sinh sạch sẽ và cho trẻ khám bệnh tại cơ sở y tế; Những bé thể nhẹ, được điều trị ở nhà cần chú ý uống nước, hạ nhiệt. Khi chăm sóc ở nhà theo dõi sốt. Ông Điển cũng cho biết hiện có hơn chục bé bị bệnh TCM và hơn chục bé bị sởi nhập viện, hầu hết là những trường hợp nặng.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết: Dịch TCM tăng trong xu hướng chung của cả nước, nhưng Hà Nội không ổ dịch lớn, hầu hết mắc ở thể nhẹ và tự khỏi. Để ứng phó với dịch TCM, dịch sởi và sốt xuất huyết, Sở Y tế Hà Nội đã tham mưu Thành ủy, UBND chỉ đạo các sở, ngành cùng tham gia. 

UBND TP Hà Nội đã cấp hơn chục tỉ đồng để phòng chống dịch và để tiêm vaccine sởi –rubella cho toàn bộ trẻ vào tháng 11 với mục tiêu 95% trẻ được tiêm, nhằm không để dịch bùng phát.

Thanh Hằng

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

Quán triệt chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an xã, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an đã tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp với phương châm “trên dưới đồng lòng” triển khai bài bản, khoa học việc bố trí con người, trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng cấp Công an thứ tư đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, đã có rất nhiều sự đổi thay tích cực về an ninh trật tự, vun đắp nghĩa tình quân dân và sự trưởng thành từ chính những chiến sĩ Công an bám cơ sở.

Ngày 21/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thái Bình cho biết, vừa bắt giữ Trương Tất Hảo (SN 1971), là đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự về các tội mua bán trái phép chất ma túy, đánh bạc và cố ý gây thương tích.

Hôm nay (21/5), Lễ bốc thăm ASEAN Mitsubishi Electric Cup (tiền thân là AFF Cup) năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam cũng sẽ khởi động cho chiến dịch này dưới thời huấn luyện viên Kim Sang Sik.

Quá trình thi công móng cột xảy ra sạt lở làm nhiều người thương vong, mở đường công vụ trái phép trên đất rừng phòng hộ, tự ý chặt hạ cây gỗ rừng tự nhiên và tại nhiều vị trí móng cột vẫn còn vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)... là những tồn tại, vướng mắc liên quan đến quá trình thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文