Bệnh dịch diễn biến phức tạp không riêng ở Việt Nam

17:15 15/10/2018
Những ngày qua, các bệnh tay – chân – miệng (TCM), sởi và sốt xuất huyết (SXH) đang gia tăng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Đáng lưu ý khi hiện đang là thời tiết thích hợp cho cả 3 bệnh trên phát triển, nên dự kiến số người mắc sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.



Tuy nhiên, số ca mắc TCM diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh phía nam và miền Trung, còn bệnh sởi và SXH lại gia tăng ở miền Bắc, khiến nhiều người lo ngại về việc “dịch chồng dịch”.

Ông Nguyễn Đức Khoa - Phó Trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) cho biết, không chỉ ở Việt Nam mà hiện nay, dịch bệnh trên thế giới cũng diễn biến rất phức tạp. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, bệnh sởi đang gia tăng ở nhiều nước, đặc biệt là châu Âu. Dịch TCM cũng gia tăng ở châu Á và Đông Nam Á và SXH thì lan rộng ở Đông Nam Á.

Giải thích về việc ở Việt Nam cả 3 bệnh này cùng tăng vào một thời điểm, ông Khoa cho biết cả 3 bệnh đều do virus gây nên. Nhưng có hai bệnh phát triển mạnh vào mùa đông xuân là TCM và sởi, do không khí lạnh thích hợp cho bệnh phát triển. 

Bệnh SXH phát triển mạnh vào mùa mưa, thời điểm muỗi vằn truyền bệnh phát triển. Vì thế mùa đông xuân, thời tiết lạnh, muỗi truyền bệnh không phát triển được nên ở miền Bắc, bệnh SXH sẽ giảm. Còn ở miền Nam và Tây Nguyên, đang là mùa mưa nên bệnh dễ phát triển.

PGS.TS. Đỗ Duy Cường khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết ở BV Bạch Mai

Trước sự băn khoăn về số ca mắc TCM chủ yếu ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… và đã có 6 ca tử vong, liệu có phải vì dịch năm nay có gì khác, ông Khoa cho hay: Thực tế thì dịch TCM có ở tất cả các địa phương chứ không phải chỉ ở miền Nam. Song gần đây dịch có gia tăng ở một số tỉnh phía Nam, nên ngoài nhìn nhận điều kiện tự nhiên làm tác nhân gây bệnh phát triển, ngành y tế cũng đang xem xét điều kiện kinh tế, xã hội đặc thù ở những khu vực này.

“Bệnh TCM thường phát triển quanh năm và có hai đỉnh dịch vào tháng 6 và tháng 11. Với bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở khu vực đô thị hóa nhanh, có nhiều công trình xây dựng, nhà trọ của học sinh, sinh viên, công nhân và dịch bệnh sẽ khó kiểm soát hơn do điều kiện sống tạm bợ, không được quan tâm về vệ sinh môi trường, như các KCN Đồng Nai, Bình Dương.

TS.BS. Nguyễn Văn  Lâm -Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, cho biết, thời gian qua BV Nhi đã có nhiều bệnh nhân bị TCM và sởi nhập viện. Tuy nhiên, một tháng gần đây, bệnh TCM tăng hơn so trước và tình trạng bệnh bị nặng cũng tăng hơn. Do được chăm sóc và điều trị tốt nên ở BV Nhi Trung ương chưa có ca nào bị tử vong. Với số ca bệnh nhập viện hiện nay, không có gì bất thường vì đều được điều trị khỏi.

TS.BS Nguyễn Văn Lâm cho biết thêm: Các BV tỉnh đã được chuyển giao công nghệ rất tốt và BV Nhi Trung ương thông qua hội chẩn từ xa bằng điện thoại thông minh có hình ảnh nên đã giúp các BV tuyến dưới cứu sống được nhiều bệnh nhân. Có bệnh nhân nếu để lại các bác cấp cứu thì sống nhưng lại đưa lên tuyến trên, dẫn tới bệnh nhân bị nặng hơn, lên tới BV Trung ương thì đã quá muộn.

Rất nhiều người dân băn khoăn khi do công việc, không thể không đưa trẻ đến trường và do đó trẻ rất dễ lây bệnh từ các bạn. Vì thế họ muốn được  tiêm vaccine cho con để phòng bệnh. 

TS. Nguyễn Văn Lâm cho biết hiện chưa có vaccine phòng bệnh TCM và SXH, chỉ sởi mới có vaccine. Với những bệnh đã có vaccine phòng bệnh thì cách phòng hiệu quả nhất là đưa con em đi tiêm chủng đúng lịch. Còn những bệnh chưa có vaccine như TCM hay SXH, cách phòng tốt nhất là giữ vệ sinh sạch sẽ cho cá nhân và môi trường sống.

Khi trẻ đã mắc TCM có bị lại hay không? 

Theo TS. Nguyễn Văn Lâm, TCM có rất nhiều tuýp virus gây bệnh, như EV71 gây bệnh rất nặng nhất, rồi còn A16 và các loại khác nữa, nên một người đã bị nhiễm một loại virus TCM rồi thì chỉ có khả năng miễn dịch với loại virus đó thôi, chứ không miễn dịch với các loại virus khác. 

Ví dụ, đã bị nhiễm EV71 rồi thì chỉ miễn dịch với EV71 nhưng vẫn có thể bị mắc TCM nếu do chủng A16 gây bệnh. Vì vậy, có thể bị mắc TCM nhiều lần với nhiều chủng virus khác nhau. Cũng giống như SXH, có 4 tuýp virus nên bệnh nhân có thể mắc tới 4 lần. Còn với sởi thì đã có vaccine nên ai đã tiêm phòng rồi thì sẽ không bị lại, trừ những trường hợp đặc biệt. Hiện các nhà khoa học đang cố gắng đưa ra vaccine phòng bệnh TCM trong thời gian sớm nhất.


Thanh Hằng

Hoà cùng không khí cả nước phấn khởi, tự hào kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong hai ngày 11 và 12/5, Đoàn công tác của Báo CAND do Thiếu tướng, nhà văn Phạm Khải, Tổng Biên tập Báo CAND dẫn đầu đã về tỉnh Quảng Bình tổ chức chương trình sinh hoạt chính trị, dâng hương, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trao kinh phí 140 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa tặng 2 CBCS Công an tỉnh Quảng Bình có hoàn cảnh khó khăn.

Tối 12/5, Công an huyện Tiên Phước (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước vừa xảy ra vụ nổ khí gas trong lúc hàn khiến 2 người thương vong.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra tại buổi làm việc với UBND TP Hồ Chí Minh triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phối hợp quản lý thị trường vàng ngày 12/5.

Có 9 cán bộ trẻ của Công an TP Hồ Chí Minh và các quận huyện trong số 263 điển hình trẻ tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong nhiều lĩnh vực dự Đại hội “Thanh niên tiên tiến TP Hồ Chí Minh làm theo lời Bác” lần thứ VIII được tuyên dương.

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông, thời gian qua, cả nước đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đáng chú ý, tuyến đường xảy ra tai nạn tập trung nhiều trên các quốc lộ (chiếm tới 35%). Thời gian xảy ra tai nạn nhiều nhất trong khung giờ 18h-24h. Giải pháp nào để giảm TNGT trên các tuyến quốc lộ, là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với ông Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文