Dinh dưỡng không hợp lý gia tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong
- Gần 3 triệu USD cho cải thiện suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số
- Tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới hợp tác với Vinamilk
- Cháu bé bị suy dinh dưỡng đã được ra viện
- 50% trẻ em Việt Nam ăn không đủ các vi chất dinh dưỡng
Theo đó, ở nước ta, cho tới nay vấn đề điều trị bằng dinh dưỡng cho các bệnh nhân còn ít được quan tâm. Với mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện từ năm 2011.
Mặc dù Khoa Dinh dưỡng đã được thành lập, nhưng thực tế hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực của cán bộ Khoa Dinh dưỡng còn yếu, chưa cung cấp suất ăn bệnh lý, chế độ dinh dưỡng điều trị cho bệnh nhân.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm hỏi một số bệnh nhi đến tư vấn tại Viện Dinh dưỡng quốc gia. |
Vấn đề về thừa dinh dưỡng hay dinh dưỡng không hợp lý như thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, tăng đường máu và các bệnh mạn tính không lây liên quan tới dinh dưỡng như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư... đang ngày càng gia tăng nhanh chóng và chiếm tới 73% gánh nặng bệnh tật và tử vong.
Tuy nhiên, đại diện Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết một số kết quả nghiên cứu của Viện, như đã ưu tiên xây dựng xong thực đơn đi biển dài ngày và thực đơn trên bờ cho Lữ đoàn tàu ngầm 189 Hải quân và đã cùng Viện Công nghệ mới thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Quân sự thử nghiệm thành công).
Hiện nay đang nghiên cứu các sản phẩm dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện phục vụ ngành khoa học dinh dưỡng lâm sàng, thay thế các sản phẩm ngoại nhập. Đồng thời nghiên cứu một số thực phẩm đặc thù cho các đối tượng lao động đặc biệt như: chiến sĩ hải quân, bộ đội đặc công, công an, công nhân các khu công nghiệp nặng…Viện lưu ý người dân cần thận trọng, tránh các cơ sở tư nhân giả danh Viện Dinh dưỡng để hoạt động tại Hà Nội cũng như một số địa phương.