Dốc toàn lực cứu các bệnh nhân COVID-19 nặng

20:25 13/08/2020
Đến chiều tối nay 13/8, Việt Nam đã ghi nhận bệnh nhân COVID-19 thứ 20 tử vong. Bộ Y tế cùng với các chuyên gia đầu ngành vẫn và đang tiếp tục tập trung nguồn lực, trí tuệ, để cứu chữa các bệnh nhân nặng, với phương châm, luôn nỗ lực hết mình để tìm mọi cách mang lại cơ hội sống cho những bệnh nhân nặng mắc COVID-19.


Trưa 13/8, Bộ Y tế tiếp tục cử các giáo sư đầu ngành vào miền Trung phối hợp với “Bộ chỉ huy tiền phương” của Bộ Y tế tại Đà Nẵng cùng các chuyên gia đã có mặt trước đó, tiếp tục nâng cao năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân nặng.

Trao đổi thông tin với phóng viên vào chiều nay 13/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, diễn biến dịch COVID-19 tại các tỉnh Đà Nẵng và Quảng Nam vẫn còn phức tạp và Bộ Y tế tiếp tục tập trung toàn lực hỗ trợ, chia sẻ với 2 tỉnh này trong việc xét nghiệm, truy vết, dập dịch, điều trị bệnh nhân COVID-19 nhất là với các bệnh nhân nặng.

Cho tới thời điểm này, đã hơn 20 ngày dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Đà Nẵng, Quảng Nam, số ca mắc đã cơ bản được khống chế tại 2 địa phương. Tuy nhiên, số ca nặng vẫn vẫn trở thành thách thức lớn đối với đội ngũ các y bác sĩ điều trị. 

Hiện, các bệnh nhân đang được điều trị tại 24 bệnh viện trên cả nước, trong đó có khoảng hơn 15 bệnh nhân COVID-19 nặng với 3-4 bệnh nền đi kèm như tim mạch, tiểu đường, suy tủy, thận nhân tạo… phải thở máy, ECMO, tiên lượng tử vong cao. Các bệnh nhân nặng tập trung tại BV TƯ Huế cơ sở 2, BV Phổi Đà Nẵng, BV Hòa Vang, BV Bệnh nhiệt đới TƯ Cơ sở 2.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng (Ảnh: Tuấn Dũng)

“Chúng tôi di chuyển và làm việc ở tất cả các bệnh viện từ Đà Nẵng, Quảng Nam rồi đến Huế, cùng tham gia với cán bộ y tế địa phương nỗ lực cứu chữa cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, do tình trạng các bệnh nhân tương đối nặng, có các bệnh lý mãn tính kèm theo nên tiên lượng rất khó. Nhưng, Bộ Y tế cùng với các chuyên gia đầu ngành vẫn và đang tiếp tục tập trung nguồn lực, trí tuệ, để cứu chữa các bệnh nhân này, với phương châm, luôn nỗ lực hết mình để tìm mọi cách mang lại cơ hội sống cho những bệnh nhân nặng mắc COVID-19”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết, trong các cuộc giao bạn hàng ngày với Tiểu ban Điều trị, ông cũng như các thầy thuốc thường xuyên trao đổi rất kỹ các trường hợp bệnh nhân nặng để có thay đổi cả về phác đồ, thuốc và những yêu cầu cần thiết, hy vọng bệnh nhân sẽ tốt lên. Trong thời gian tới, với sự nỗ lực của các chuyên gia đầu ngành, Bộ Y tế sẽ tập trung nguồn lực, trí tuệ toàn ngành để cứu chữa cho những bệnh nhân đang còn rất nặng hiện nay.

Còn theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, trong số các bệnh nhân tiên lượng nặng, Bộ Y tế sẽ hạn chế tối đa tử vong. Dù biết việc này rất khó nhưng với đội ngũ y bác sĩ điều trị chuyên sâu của Bộ Y tế đang tập trung chi viện cho Đà Nẵng, Quảng Nam ở thời điểm hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng và hy vọng vào việc điều trị cho các bệnh nặng thời gian tới sẽ có nhiều khả quan.

Bộ Y tế tiếp tục cử 3 chuyên gia đầu ngành vào miền Trung phối hợp với "Bộ chỉ huy tiền phương" của Bộ Y tế tại Đà Nẵng, cùng với các chuyên gia vào trước đó để cứu chữa các ca bệnh nặng.

Cũng theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, đối với một số bệnh viện, đề nghị bổ sung thêm kít xét nghiệm, máy thở, máy ô xy liều cao... Hội đồng chuyên môn đã thống nhất để đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện, phục vụ bệnh nhân tốt nhất. Với các bệnh viện có bệnh nhân nặng, Bộ Y tế sẽ dốc toàn lực chi viện cho các cơ sở y tế này nhằm đảm bảo cứu chữa tối đa các bệnh nhân. Bộ Y tế tiếp tục bổ sung máy thở, các thiết bị Telemedicine phục vụ cho công tác điều trị và hội chẩn từ xa của BV Đa khoa TƯ Quảng Nam.

Theo các chuyên gia, với các ca bệnh nặng, việc điều trị sẽ rất khó khăn, bởi việc bệnh nhân cao tuổi, lại mang trong mình nhiều bệnh nền phức tạp, nếu không mắc COVID-19 cũng là một trở ngại, giờ mắc thêm COVID-19 thì quá trình phục hồi rất khó.

Trao đổi với với báo chí sáng 13/8, GS.TS Nguyễn Gia Bình cho biết, nếu trong tháng 8 chúng ta chặn được tốc độ lây lan và tuân thủ các biện pháp phòng bệnh, thì khoảng 2-3 tuần sau đó, chúng ta có hy vọng sẽ chặn đứng được đại dịch COVID-19. Còn nếu chúng ta không chặn đứng được thì tốc độ lây lan sẽ rất nhanh.

“Đợt dịch trước chúng ta có những ca bệnh còn trẻ, phần nhiều là trên 30 tuổi, tổn thương không nặng. Còn lần này ở Đà Nẵng là những người lớn tuổi, những người bị bệnh mạn tính, bị tổn thương mạch máu, thậm chí ung thư… nên  có nguy cơ tử vong cao. Vì virus không chỉ đi vào phổi mà còn đi vào trong lòng mạch, đi vào tế bào trong cùng của mạch máu, đánh phá các tế bào đó, gây ra các cục máu đông trong lòng mạch máu dẫn tới cơ chế vận chuyển oxy đến các tế bào sẽ bị ngưng và dẫn tới bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao”, GS.TS Nguyễn Gia Bình cho biết.



Nhung Phạm

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文