Gần 10 trẻ đuối nước nhập viện cấp cứu trong 1 tháng

21:13 08/09/2020
Từ hè đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận cấp cứu nhiều trường hợp trẻ đuối nước đặc biệt thương tâm. Chỉ trong 1 tháng (tháng 8/2020) có 8 trẻ vào viện cấp cứu và điều trị, đến nay có nhiều ca quá nặng đã tử vong. 


Những sơ sểnh đáng tiếc 

Ngày 8/9, tới Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi gặp bé N.T.A. (13 tuổi, ở Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội). Cháu đã tỉnh táo và nói được chuyện sau nhiều ngày điều trị. Theo lời kể của cháu A., 6 ngày trước, thấy trời nóng, cháu và bạn nhảy xuống ao sen tắm. Do không biết bơi nên cháu đã bị đuối nước. Khi được cứu lên, cháu đã bất tỉnh, gia đình vội vã đưa đi cấp cứu.

Ths.BS Nguyễn Trọng Dũng, Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Ngày 3/9, bệnh nhân được đưa vào đây hồi sức sức cấp cứu. Sau 1 ngày bệnh nhân bệnh đánh giá là tỉnh táo, tổn thương phổi không quá nặng, cháu đã cai được máy thở và rút ống nội khí quản. Đến giờ cháu đã tỉnh táo hoàn toàn. Đây là trường hợp khá may mắn vì được phát hiện sớm.

Chia sẻ về sự cố của con, mẹ cháu A. cho biết: Lúc phát hiện cháu đuối nước, cả gia đình đều hoảng hốt và lo sợ. May mắn thay cháu đã được cứu sống được, gia đình tôi mừng lắm. Đây cũng là bài học cho gia đình và cho con.

Sau 5 ngày điều trị tích cực, cháu N.T.A đã tỉnh táo hoàn toàn (Ảnh: Trần Hằng)

Không phải ai cũng may mắn như cháu A. khi được phát hiện sớm. Nhiều trường hợp đuối nước khi đưa tới bệnh viện đã tử vong hoặc tử vong ngay sau đó. “Ngày hôm qua (7/9) có 1 cháu gái 13 tuổi đuối nước rất nặng, không cứu được và gia đình đã xin cho cháu về”, BS Dũng cho biết. 

Theo BS Dũng, có những trường hợp đuối nước rất đáng tiếc, như trong một gia đình có 3 trẻ ở xã Yên Định, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang vào dịp nghỉ lễ 2/9.

Theo thông tin từ UBND xã Yên Định, nhân dịp nghỉ lễ 2/9, gia đình anh Phạm Văn T. (32 tuổi), ở thôn Nhân Định, xã Yên Định tổ chức cho con, cháu đi tắm sông Lục Nam tại bãi Khẩn, đoạn qua địa bàn thôn Nhân Định. Khi các cháu tắm, trong lúc gia đình không để ý, cả 3 cháu nhỏ bị nước cuốn trôi. Lực lượng chức năng và người dân đã tổ chức tìm kiếm, đưa các nạn nhân lên bờ sơ cứu. Trong đó, cháu Phan Văn Thái S. (7 tuổi, quê ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (là cháu ruột anh T) được đưa ngay đến Trạm y tế xã cấp cứu nhưng đã tử vong.

Hai cháu gái là con anh Tập gồm Phạm Hồ Như Q. (9 tuổi) và Phạm Hồ Thanh T. (7 tuổi) được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện, sau đó chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Sau 1 ngày cấp cứu, cháu lớn là Phạm Hồ Như Q. tử vong. Cháu bé được đưa lên cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch.

Theo Ths.BS Nguyễn Trọng Dũng, 3 cháu bé bi chìm xuống nước thời gian dài, 20-30 phút sau mới được phát hiện, nên thiếu quá nhiều ôxy. Dù các bác sĩ nỗ lực cứu chữa, song cháu bé cuối cùng là Phạm Hồ Thanh T. đã không qua khỏi, tử vong vào ngày 6/9. Đây là những trường hợp rất đáng tiếc.

BS Dũng cũng cho biết thêm về trường hợp đuối nước rất đáng tiếc nữa xảy ra ở Lào Cai. Đó là người chú cho con (3 tuổi) và cháu (7 tuổi) đi chơi tại một resort. Người chú cho cháu xuống trước, còn mình đi tìm chỗ đỗ xe. Khi quay lại, anh không thấy cháu đâu. Lúc tìm được thì cháu bé đã bị đuổi nước. 

“Trẻ em cứ nhìn thấy nước là nhảy xuống, không biết rằng nước ở đó nông hay sâu. Đây là trường hợp hoàn toàn phòng tránh được nếu trẻ được trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước”, BS Dũng tiếc nuối. Trường hợp này cháu bé chìm xuống nước thời gian lâu, nhập viện trong tình trạng rất nặng, không cứu được và gia đình xin cho bệnh nhân về.

Trẻ đuối nước tuyệt đối không được vác lên chạy

Ths.BS Nguyễn Trọng Dũng cho biết, vào dịp hè có rất nhiều vụ đuối nước thương tâm xảy ra, đặc biệt nhiều gia đình tổ chức cùng bạn bè cho con em đi chơi, đi du lịch, nhất là đến các vùng sông nước, vùng biển, thậm chí cả khách sạn có bể bơi. Gia đình chỉ cần sao nhãng, không giám sát, chú ý tới trẻ, chỉ sơ sểnh trong thời gian ngắn, trẻ đã bị đuối nước. Khi xảy ra rủi ro, rất ít người có đủ kinh nghiệm và tỉnh táo để cứu đuối kịp thời.

Theo BS Dũng, ca đuối nước vào nhập viện biết cách sơ cứu và ép tim chiếm khoảng 40-50%. Những ca đuối nước biết ép tim rất ít. BS Dũng cũng đặc biệt lưu ý về tình trạng sơ cứu đuối nước sai xảy ra gần đây. 

“Sơ cứu trẻ em đuối nước sau khi được vớt lên thường hay bị mất “thời gian vàng”. Thời gian vàng để sơ cứu bệnh nhân là: Hà hơi, thổi ngạt, ép tim. Ép tim là “chìa khóa vàng” để chúng ta xử trí cấp cứu sau khi tiếp nhận nạn nhân. Tuy nhiên, nhiều người lại bỏ qua cơ hội này, mà sau khi vớt bệnh nhân lên bờ, lại vác ngược trẻ chạy. Hoặc đang ép tim, hà hơi, thổi ngạt chưa có kết quả thì đã dừng lại, sau đó vác ngược bệnh nhân lên. Đây là sai về kỹ thuật và kiến thức sơ cứu người đuối nước. Trong những trường hợp này, chúng ta không được vác bệnh nhân lên”, BS Dũng cảnh báo.

Ths.BS Nguyễn Trọng Dũng

Theo BS Dũng, khi gặp trẻ đuối nước, chúng ta tiếp cận bệnh nhân, phải loại bỏ yếu tố nguy cơ, an toàn cho người bệnh trước. Đó là, khi cứu bệnh nhân lên bờ, để người bệnh trên nền cứng, nhìn thấy vật ở mũi, họng người bệnh chúng ta loại bỏ ngay, sau đó hà hơi, thổi ngạt và ép tim. Nếu có 2 người sơ cứu cùng càng tốt, 1 người hà hơi, thổi ngạt; 1 người ép tim. Nếu chỉ có 1 người thì ta hà hơi 2 – 5 lần, ép tim 15 nhịp (vị trí ½ dưới xương ức). Sau đó, đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

BS Dũng cũng cho biết thêm, di chứng đối với trẻ em khi trẻ bị đuối nước có liên quan đến việc trẻ bị chìm được vớt ngay hay không và có được sơ cứu hay không? Đây là điều tiên quyết có để lại di chứng cho trẻ hay không Theo BS Dũng, thông thường trẻ bị ngừng tim, thiếu oxy từ 3-5 phút thì có nguy cơ bị di chứng tổn thương não.

Theo khuyến cáo của BS Dũng, ngoài trang bị kiến thức nguy cơ cảnh báo và kỹ năng bơi cho trẻ, chúng ta cũng phải trang bị kiến thức cho phụ huynh, cho người nhà, cho người giám sát trẻ trong những cuộc đi chơi. 

Khi đi chơi, phụ huynh không tập trung vào những cuộc vui, vào câu chuyên của người lớn, mà luôn luôn giám sát vào con trẻ, đặc biệt là đi du lịch ở những nơi vùng núi, nơi có địa hình không quen thuộc. Người lớn luôn luôn phải giám sát trẻ và dự tính tới khả năng rơi vào tình huống xấu nhất để có biện pháp đề phòng. 

Trẻ em mải vui chơi không lường hết được nguy cơ rình rập bên cạnh, nên các gia đình phải luôn quan tâm, giám sát trẻ khi cho các con đi chơi cùng bạn bè đến vùng có sông nước.


Trần Hằng

Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

Ngày 13/4, Công an phường 2, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã hoàn tất các thủ tục để chị Phan Thị Thanh Ngọc, cán bộ Phòng NN&MT TP Bảo Lộc trả lại 3,5 tỷ đồng cho một người phụ nữ ở tỉnh Thái Bình do chuyển nhầm.

Các cuộc đối thoại cấp cao giữa Iran và Mỹ tại Oman hôm 12/4 (giờ địa phương) đã diễn ra "tích cực" và "mang tính xây dựng", với tuyên bố từ cả hai bên về triển vọng tiếp tục đối thoại vào tuần tới, Reuters đưa tin.

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, Công an TP Hà Nội đã chính thức tiếp nhận bốn nhiệm vụ quan trọng từ các sở, ngành. Đây không chỉ là sự mở rộng về chức năng, mà còn thể hiện quyết tâm của lực lượng Công an Thủ đô trong việc cải cách hành chính, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm nay (13/4), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Sau hơn 2 năm ì ạch trong việc giải phòng mặt bằng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đến nay công tác này đã cơ bản hoàn thành. Đây thực sự là “sản phẩm” lớn đạt được khi cả hệ thống chính trị của địa phương cùng vào cuộc một cách quyết liệt trong thời gian rất ngắn.

Trước khi chờ “gói giải cứu” trị giá 8 tỷ đồng, mặt sân Mỹ Đình xuống cấp thấy rõ. Vô hình trung, đây trở thành “hiểm địa” có thể dẫn đến chấn thương từ nặng đến rất nặng với các cầu thủ.

Mặc dù là hai ông chủ đích thực của Hacofood Group và Rance Pharma cùng các công ty trong hệ sinh thái này, nhưng Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đã chuyển giao cho Nguyễn Thành Luân và Nguyễn Văn Tú làm người đại diện pháp luật. Thực tế, Cường và Hà là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến phân phối tiêu thụ các sản phẩm.

Năm 2025, Ban chỉ đạo (BCĐ) 138 tỉnh Quảng Ngãi xác định Ba Xa, huyện Ba Tơ là địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội (TTATXH). Địa phương này nằm cách trung tâm huyện lỵ Ba Tơ 27km, với phía Tây giáp huyện Kon Plông (Kon Tum) và phía Nam giáp huyện KBang (Gia Lai); có 7 thôn, với 1.392 hộ, 5.451 khẩu trong đó trên 97% dân số là đồng bào dân tộc Hre.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文