Ghép tế bào gốc chữa HIV: Ứng dụng ở Việt Nam còn nhiều khó khăn

10:15 14/03/2019
Thông tin thêm bệnh nhân thứ 3 được công bố “chữa khỏi” căn bệnh thế kỷ nhờ ghép tế bào gốc đã gây rúng động cả thế giới. Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS là một đại dịch của nhân loại, chưa có thuốc chữa, mà chỉ có thuốc kháng virus ARV. Công bố trên có là cơ hội quý hơn vàng cho hàng triệu bệnh nhân HIV tại Việt Nam hay không?


Ghép tế bào gốc thông qua ghép tủy xương

Mấy ngày qua, thông tin về 2 ca nhiễm HIV được chữa khỏi bệnh bằng phương pháp ghép tế bào gốc đã khiến không ít bệnh nhân mắc căn bệnh này vui mừng. Đó cũng là tin vui đối với cả cộng đồng khoa học và y học trên toàn thế giới. Nhiều bệnh nhân nhiễm HIV tại Việt Nam vẫn không thể tin, căn bệnh của họ có tia hy vọng chữa khỏi.

Thế giới công bố căn bệnh đầu tiên là một người đàn ông sống tại Berlin (Đức). Ông bị mắc bệnh bạch cầu và nhiễm HIV, được chữa khỏi vào năm 2007. Để làm được điều này, các bác sĩ đã loại bỏ tất cả các tế bào miễn dịch trong cơ thể bệnh nhân bằng phương pháp xạ trị, sau đó thay thế chúng bằng các tế bào mới, được hiến tặng từ một người có khả  năng kháng nhiễm HIV tự nhiên. Trong gen của người này có một đột biến hiếm gặp, được gọi là CCR5.

Người bệnh HIV ở Việt Nam đang sử dụng thuốc ARV để khống chế lây nhiễm, kéo dài tuổi thọ.

Hơn 12 năm sau, ca bệnh nhân thứ 2 là một người Anh cũng vừa được công bố chữa khỏi căn bệnh HIV, bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Mấy tuần trước, một trường hợp tương tự cũng được báo cáo bởi các nhà nghiên cứu đang điều trị cho một bệnh nhân nhiễm HIV tại Đức. Phương pháp điều trị vẫn là ghép tế bào gốc, thông qua việc ghép tủy xương. Đây là bệnh nhân thứ ba trên toàn thế giới được “chữa khỏi” HIV.

Hiện các nhà nghiên cứu đang tiếp tục theo dõi một vài bệnh nhân HIV khác và sẽ tiến hành việc ghép tủy xương của người có đột biến gen CCR5. Ghép tủy xương không được sử dụng cho những bệnh nhân không đồng thời mắc bệnh ung thư, vì nó có những rủi ro đáng kể, việc chỉ định điều trị được xem xét một cách kỹ lưỡng, nhiều khi như là sự lựa chọn cuối cùng.

PGS.TS.BS Trần Huy Thịnh (Đại học Y Hà Nội) lý giải: “Đối với các trường hợp nhiễm HIV, bản chất là virus HIV tấn công các tế bào miễn dịch, gây suy giảm hệ miễn dịch, vì thế bệnh nhân nhiễm HIV thường không bị tử vong vì virus HIV đó mà thường tử vong do các bệnh nhiễm trùng cơ hội khi bị suy giảm miễn dịch gây nên như lao phổi, tiêu chảy, nhiễm khuẩn ngoài da…

Bản thân tế bào miễn dịch được sản xuất bởi cơ quan tạo máu và với nguyên lý ghép tế bào gốc thì người ta hoàn toàn có khả năng thay thế các tế bào của cơ quan tạo máu để tạo ra các tế bào miễn dịch mới hoàn toàn, khôi phục thể trạng cho người bệnh.

Tuy nhiên, nếu virus HIV vẫn còn trong cơ thể, thì dù thay tế bào mới vào nó sẽ lại tiếp tục tấn công. Vậy không đảm bảo yêu cầu chữa khỏi. Nghiên cứu trên thế giới tìm ra một số cơ chế và một số loại đột biến miễn nhiễm với virus HIV, ví như đột biến gen CCR5 có khả năng kháng lại virus HIV. Như vậy, ghép tế bào gốc có mang gen đột biến CCR5, sẽ có cơ hội chữa khỏi bệnh HIV”.

Ghép tế bào gốc ở

Việt Nam – cần cân nhắc

Bệnh nhân HIV ở Việt Nam sau khi nghe công bố trên đã rất quan tâm đến phương pháp ghép tế bào gốc có thể chữa khỏi căn bệnh của họ? Trao đổi với phóng viên Báo CAND, PGS.TS.BS. Trần Huy Thịnh cho hay, Việt Nam đã thực hiện ghép tế bào gốc để chữa trị các bệnh lý về máu ác tính từ nhiều năm nay. Ngoài ra, ghép tế bào gốc cũng được thực hiện trong điều trị một số bệnh lý ung thư hệ thống bạch huyết, suy giảm miễn dịch. Bệnh nhân có thể được ghép tế bào gốc tự thân hoặc ghép tế bào gốc đồng loài. Và nguồn tế bào gốc thường được lấy từ những nơi có lượng tế bào gốc phong phú như tủy xương, cuống rốn. Bệnh nhân được loại bỏ hoàn toàn các tế bào ác tính, ghép tế bào gốc tạo ra các dòng tế bào mới thay phế, phục hồi cho cơ thể.

Tuy nhiên, trong ghép tế bào gốc cũng có những nguy cơ xảy ra như mảnh ghép không mọc hay nhiễm khuẩn, dẫn đến nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Hiện tỷ lệ thành công ghép tế bào gốc tạo máu và điều trị là khoảng 40-60%, nhưng đã mở ra “ánh sáng cuối đường hầm” cho nhiều người bệnh. “Chính vì điều đó việc lựa chọn ghép tế bào gốc trong điều trị cần được cân nhắc cẩn thận và thường chỉ sử dụng khi bệnh nhân không có cơ hội điều trị nào khác tốt hơn” - PGS.TS Trần Huy Thịnh cho biết.

Tuy nhiên, ghép tế bào gốc để điều trị HIV mà thế giới vừa công bố liệu có ứng dụng ở Việt Nam hay không, PGS.TS Trần Huy Thịnh cho hay: “Việc Việt Nam có ứng dụng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví như, nguồn cho tế bào gốc có chứa gen đột biến CCR5. Những tiến bộ trong công nghệ ghép tế bào gốc để nâng cao tỷ lệ thành công của phương pháp này. Hệ thống các văn bản pháp luật đưa ra những quy định, hướng dẫn cụ thể như thế nào trong việc ứng dụng ghép tế bào gốc trong điều trị bệnh… Bởi còn khá nhiều rủi ro và tỷ lệ thành công trong ghép tế bào gốc còn chưa cao nên giải pháp này chỉ ứng dụng ở những bệnh nhân có những đặc điểm bệnh lý phù hợp. Việc lựa chọn điều trị cần được cân nhắc cẩn thận. Do vậy với bệnh nhân HIV, vẫn có thể dùng thuốc ARV và duy trì cuộc sống bình thường trong nhiều năm, thì giải pháp này cần cân nhắc kỹ càng giữa rủi ro và lợi ích mang lại”.

Người nhiễm HIV ở Việt Nam đang sử dụng thuốc kháng virus ARV để khống chế, và nếu sử dụng đầy đủ, người bệnh có thể sống 20-30 năm. Hiện ARV đã đưa vào danh mục bảo hiểm y tế chi trả. Do có sự lựa chọn khác nên ghép tế bào gốc để điều trị HIV càng phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

Trần Hằng

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文