Ghi nhận các trường hợp phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19
- Gần 31 nghìn người được tiêm vaccine COVID-19
- Thêm 4 tỉnh bắt đầu triển khai tiêm vaccine COVID-19
- 5 người phản vệ độ 2 và 1 trường hợp phản vệ độ 3 sau tiêm vaccine COVID-19
- Thêm 5 địa phương tiêm vaccine COVID-19, có 4 người phản vệ độ 2
Sáng 21/3, theo Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia, có thêm 1.446 người được tiêm chủng vaccine COVID-19 tại 7 tỉnh/TP trong ngày 20/3.
Tính đến 16h ngày 20/3, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 32.361 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương.
Lưu lại 30 phút sau tiêm để theo dõi, nếu không có phản ứng, người được tiêm sẽ trở về công việc bình thường |
Dự án Tiêm chủng Mở rộng tiếp tục ghi nhận các trường hợp phản ứng sau tiêm, hầu hết là phản ứng thông thường, điều đó cho biết cơ thể đang tạo ra miễn dịch sau khi tiêm vaccine để phòng bệnh.
Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm là hiếm gặp nhưng người đi tiêm chủng cần nắm được các dấu hiệu bất thường và các bệnh viện cần đến theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Trong trường gặp phản ứng thông thường nhưng diễn biến nặng lên cũng cần đến cơ sở y tế sớm.
Trước đó, chương trình ghi nhận 5 người bị phản vệ độ 2 và 1 người sốc phản vệ độ 3 sau tiêm vaccine AstraZeneca, các trường hợp này đều được xử trí tại cơ sở y tế, sức khỏe đã ổn định sau đó. Chương trình cũng ghi nhận nhiều trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm như sốt, đau sưng tại vị trí tiêm, đau mỏi cơ, chóng mặt, buồn nôn...
Sáng 21/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVD-19 mới. 10 tỉnh, thành phố đã 36 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP Hồ Chí Minh.