Giảm giá dịch vụ, nguồn thu bệnh viện giảm, nhưng người bệnh được lợi

23:39 25/06/2018
Sau hai năm thực hiện Thông tư liên tịch số 37, đã có một số yếu tố tác động làm tăng, nhưng cũng có một số yếu tố làm giảm chi phí các dịch vụ. Đó là lý do từ 15-7, nhiều dịch vụ y tế được giảm giá.


Lý giải việc ban hành Thông tư 15 thay thế Thông tư liên tịch số 37 năm 2015, ngày 25-6, đại diện Vụ Kế hoạch tài chính của Bộ Y tế cho biết: Thông tư liên tịch số 37 của liên Bộ Y tế - Tài chính góp phần làm tăng tỷ lệ tham gia BHYT, tăng số đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; giảm ngân sách cấp trực tiếp cho các BV khi năm 2017 các BV thuộc TP Hồ Chí Minh giảm khoảng 1.200 tỷ đồng, Thái Nguyên khoảng 170 tỷ đồng, Nghệ An khoảng 330 tỷ đồng, Hà Tĩnh 185 tỷ đồng, Bình Định 110 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau hai năm thực hiện Thông tư liên tịch số 37, đã có một số yếu tố tác động làm tăng, nhưng cũng có một số yếu tố làm giảm chi phí các dịch vụ.

Các yếu tố làm giảm giá dịch vụ là tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng, các BV, nhất là tuyến tỉnh, tuyến huyện được đầu tư nâng cấp, được đào tạo và chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên nên chất lượng dịch vụ tăng, chính sách thông tuyến KCB tại các huyện trên địa bàn tỉnh được thực hiện từ 1-1-2016 nên tần suất KCB/thẻ BHYT tăng, dẫn đến số lượt khám bệnh/1 bàn khám, số lượt siêu âm, chụp Xquang, CT-Scanner, nội soi tai mũi họng, công suất sử dụng giường bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh tăng. Từ đó làm giảm được chi phí tính cho 1 dịch vụ.

Giảm giá dịch vụ KCB, người bệnh BHYT được lợi

Bên cạnh đó, giá một số thuốc, vật tư, hóa chất giảm do công tác đấu thầu tập trung tại Bộ Y tế, BHXH Việt Nam và nhiều địa phương, góp phần giảm chi phí về thuốc, vật tư, hóa chất.

Nhưng đại diện Bộ Y tế cho biết cũng có giá đầu vào tăng, giá điện, giá nước tăng, chi phí xử lý nước thải y tế trước đây mới tính một phần nay tính đầy đủ.... Do đó, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam đã khảo sát, tính toán chi phí thực tế và thống nhất điều chỉnh giá của một số dịch vụ, từ đó Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 15 để điều chỉnh, bổ sung 88 dịch vụ kỹ thuật.

Trong đó, điều chỉnh giảm 70 dịch vụ, gồm: 6 giá khám bệnh (của 5 hạng BV và Trạm y tế xã), bình quân giảm 17%; 34 giá ngày giường bệnh (của 5 hạng BV và các loại giường), bình quân giảm 6%; 30 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm, bình quân giảm 24%.

Ngoài ra, Thông tư 15 điều chỉnh tăng 9 dịch vụ, gồm: 7 giá ngày giường chủ yếu là giường hồi sức tích cực và giường hồi sức cấp cứu, bình quân điều chỉnh tăng 5%; 2 dịch vụ xét nghiệm. Bổ sung giá của 9 dịch vụ kỹ thuật: người bệnh sử dụng các dịch vụ này sẽ được BHXH thanh toán. Điều chỉnh 12 dịch vụ theo phương án không kết cấu chi phí thuốc, vật tư tiêu hao đặc thù trong giá dịch vụ do thuốc và các loại vật tư này có nhiều loại và mỗi người bệnh sử dụng khác nhau nên sẽ được BHYT thanh theo số lượng thực tế sử dụng và giá đấu thầu.  

Thông tư 15 cũng bổ sung và điều chỉnh ghi chú cụ thể một số thuốc, vật tư chưa kết cấu trong giá của 160 dịch vụ kỹ thuật làm cơ sở để BHXH thanh toán cho người có thẻ BHYT theo thực tế sử dụng; làm tăng quyền lợi của người tham gia BHYT

Đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh: Việc điều chỉnh giá lần này có hạn chế là phương án giá vẫn chỉ kết cấu chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương chưa kết cấu chi phí quản lý theo lộ trình giá dịch vụ công quy định tại Nghị định 16/NĐ-CP. Trong đó tiền lương vẫn tính ở mức lương cơ sở 1.150.000 đồng chưa tính lương theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng (dù mức tiền lương cơ sở từ 11-7-2018 là 1.390.000 đồng).

Việc điều chỉnh giá lần này sẽ làm giảm chi phí, góp phần tăng khả năng cân đối quỹ BHYT đến năm 2020 trong điều kiện chưa điều chỉnh mức đóng BHYT. Các cơ sở KCB sẽ bị ảnh hưởng vì sẽ giảm nguồn thu dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, các dịch vụ điều chỉnh phần lớn là các dịch vụ về giường bệnh, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm nên giảm việc chỉ định dịch vụ quá mức cần thiết. Bộ Y tế sẽ có chỉ đạo các BV tăng cường tiết kiệm chi phí để nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời các chi phí để bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị nếu nguồn thu không bảo đảm thì đơn vị được ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý.

Về phía người bệnh, giá dịch vụ giảm nên phần đồng chi trả của người bệnh giảm, việc điều chỉnh cũng làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT.

Thanh Hằng

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文