Hai trường hợp nghi mắc COVID-19 ở Bình Dương và Vĩnh Phúc đều âm tính

08:03 02/07/2020
Sáng nay 2/7, Bộ Y tế cho biết, trường hợp công dân Indonesia làm việc tại Bình Dương nghi mắc COVID-19 đã có kết quả xét nghiệm khẳng định âm tính với SARS.CoV-2. Trước đó, 1 công dân Trung Quốc làm việc tại Vĩnh Phúc nghi nghiễm COVID-19 cũng có kết quả xét nghiệm âm tính.


Theo tin từ Bộ Y tế, sáng nay 2/7, thông tin từ Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết: Viện nhận được thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hò Chí Minh về 1 trường hợp nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 làm việc tại Bình Dương đến khám bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Ngay trong ngày 1/7/2020, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh nhanh chóng hỗ trợ địa phương điều tra dịch tễ, xác minh.

Công dân Indonesia, nam giới, tên AJI, sinh năm 1989. 

Ông AJI nhập cảnh vào VIệt Nam ngày 11/3/2020 qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, lưu trú tại tầng 2, Khách sạn Âu Lạc, phường Mỹ Phước, Thị xã Bến Cát; là kỹ sư máy cho Nhà máy số 4, Công ty Kyungbang tại Khu công nghiệp Bàu Bàng, Thị trấn Lai Uyên, cách Khách sạn lưu trú 20km, sáng đi tối về bằng xe đưa rước riêng hàng ngày của công ty.

Trong quá trình ở Việt Nam từ 11/3/2020 đến nay, ông AJI có sức khỏe bình thường, chủ yếu sinh sống và đi lại từ khách sạn đến nơi làm việc.

Qua điều tra các nơi, tổng cộng có 145 người đã từng tiếp xúc với ông AJI, bao gồm: nơi làm việc 132 người (đồng nghiệp, lãnh đạo công ty, lái xe, công nhân), nơi lưu trú khách sạn (7 người), tại quán ăn (2 người), phòng khám Family Medical Practice -Quận 2 (4 nhân viên đã có kết quả xét nghiệm âm tính).

Cùng ngày 1/7/2020, Viện Pasteur TPHCM đã thực hiện xét nghiệm, kết quả cho thấy ông AJI và tất cả người tiếp xúc đều ÂM TÍNH với SARS-CoV-2.

Trước đó có 21 công dân Trung Quốc được chuyển từ cửa khẩu về Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc để cách ly phòng chống lây lan dịch COVID-19. Sau khi sàng lọc có 1 công dân nghi ngờ mắc COVID-19, là nam, SN 1985.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm xét nghiệm. Đêm 1/7, Bộ Y tế thông báo trường hợp này có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

21 công dân trên được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. UBND huyện Vĩnh Tường giao Chủ tịch UBND, Trưởng ban chỉ đạo các xã, thị trấn có công dân trên tổ chức phun khử trùng và chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, theo dõi sức khỏe, cách ly tại nơi ở, nơi cư trú những người tiếp xúc với công dân theo quy định.

Tính đến sáng nay, Việt Nam đã 77 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Tổng số ca mắc đến nay là 355 trường hợp, trong đó có 215 ca nhiễm nhập cảnh đã được cách ly ngay.

Hiện, cả nước đã chữa khỏi cho 336 người, còn 19 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, trong đó có 8 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần trở lên và còn 11 người dương tính.

Trần Hằng

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文