Hàng nghìn tỷ đồng của Quỹ vaccine phòng COVID-19 được quản lý như thế nào?

10:02 29/05/2021
Quyết định thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 (Quỹ) của Chính phủ đang nhân lên niềm tin về quyết tâm chống dịch và kỳ vọng sẽ sớm đẩy lùi dịch bệnh của cả nước. Tuy nhiên, cũng có một vài ý kiến băn khoăn về việc quản lý, vận hành Quỹ làm sao cho hiệu quả.


Gấp rút hoàn thiện quy chế quản lý

Theo số liệu tính toán của Bộ Y tế, dự kiến chúng ta cần mua khoảng 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng kinh phí ước khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng. Thực tế cho đến thời điểm này, Quỹ vaccine phòng COVID-19 cũng đã nhận được sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Ngay khi nhận được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ, Bộ Tài chính đã khẩn trương triển khai xây dựng để ban hành quy chế hoạt động của Quỹ và thiết lập bộ máy quản lý. Theo quy định, Quỹ sẽ được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp muốn đóng góp vào quỹ thì hoàn toàn có thể chuyển tiền qua hệ thống các ngân hàng thương mại.Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Tài chính làm việc với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Y tế để chuyển vào Quỹ các khoản tiền mà một số doanh nghiệp đã đóng góp hỗ trợ trong thời gian qua liên quan đến việc mua vaccine.

Các địa phương không cần thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19.

"Chúng tôi đang khẩn trương hoàn thiện quy chế này, có thể sẽ xin ý kiến thêm của Bộ Y tế và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hoàn thiện, dự kiến muộn nhất tuần sau có thể ban hành được quy chế. Trong thời gian này, các tổ chức và cá nhân vẫn có thể tiếp tục đóng góp thông qua Mặt trận Tổ quốc hoặc Bộ Y tế, sau đó, các cơ quan sẽ phối hợp để chuyển các khoản đóng góp đó về Quỹ vaccine phòng COVID-19. Tất cả đều trên cơ sở tinh thần tự nguyện của các tổ chức, cá nhân. Với mỗi đồng đóng góp dù là nhỏ nhất chúng tôi cũng đều trân trọng và quản lý công khai, minh bạch", ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết.

Đóng góp cho Quỹ, doanh nghiệp được ưu đãi gì?         

Với nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính sẽ quản lý tài chính, căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính sẽ xuất tiền từ quỹ để thực hiện mua vaccine hoặc hỗ trợ sản xuất vaccine trong nước. Số thu của Quỹ cũng sẽ được ghi nhận và sẽ được công khai minh bạch trên các website của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và sẽ có thanh tra, kiểm toán theo quy định.

Ông Võ Thành Hưng lưu ý, hiện các đầu mối được giao khá rõ ràng, nên ở các địa phương không cần thành lập quỹ. "Hiện tại việc mua vaccine Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Y tế làm cơ quan đầu mối, nên tôi thiết nghĩ các địa phương không cần thành lập quỹ. Tuy nhiên các doanh nghiệp tại các địa phương có thể hỗ trợ chính quyền địa phương. Bởi theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ, thì các địa phương cũng có trách nhiệm trong việc chia sẻ gánh nặng với ngân sách trung ương. Và các doanh nghiệp trên địa bàn có thể hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc chia sẻ gánh nặng này. Họ có thể đóng góp trực tiếp cho ngân sách địa phương mà không nhất thiết phải thành lập quỹ", Ông Hưng cho biết.

Có một vấn đề mà nhiều người cùng quan tâm là nếu doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ thì người lao động ở doanh nghiệp đó có được ưu tiên tiêm vaccine hay không? Giải đáp băn khoăn này, đại diện Vụ Ngân sách Nhà nước cho biết, việc mua vaccine hiện nay tập trung qua đầu mối là Bộ Y tế. Cơ quan này cũng được giao xác định rõ các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm trong thời gian đầu. Sau đó, khi có lượng vaccine đủ lớn thì Bộ Y tế sẽ đề xuất mở rộng các nhóm đối tượng được ưu tiên này, trong đó người lao động ở các khu công nghiệp tập trung cũng nên thuộc nhóm được ưu tiên.

Còn theo quy định tại Khoản 1, Điểm 2, Nghị định 44/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì đối với khoản chi ủng hộ Quỹ vaccine, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Công bố tài khoản tiếp nhận tiền ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19

Bộ Tài chính vừa công bố các tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại của Quỹ vaccine phòng COVID-19 để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có thể dễ dàng tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện.

1. Tài khoản tiếp nhận tiền trong nước:

a) Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước:

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19.

- Số hiệu tài khoản: 3761.0.9098866.91999 (VND); 3761.0.9098869.91999 (USD) và 3761.0.9098786.91999 (EUR).

b) Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội:

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19.

- Số hiệu tài khoản: 21110009116868 (VND); 21110371116868 (USD) và 21110142996868 (EUR).

2. Tài khoản tiếp nhận tiền từ nước ngoài:

- Account name: Fund for Vaccination Prevention of Coronavirus Disease 2019.

- Account number: 21110009116868 (VND), 21110371116868 (USD) and 21110142996868 (EUR).

- Bene bank: Bank for investment and Development of Vietnam JSC,

Hanoi branch - 4B Le Thanh Tong Street, Phan Chu Trinh Ward, Hoan Kiem District, Hanoi City, Vietnam.

- Swift code: BIDVVNVX.
Hà An

Từ Nghị quyết 68 đến hành động là một chặng đường. Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt và tận dụng cơ hội này như thế nào? TS Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Chính phủ đã có cuộc trao đổi với PV Báo CAND về chủ đề này. 

Trong bối cảnh thu nhập giảm sút, kinh doanh khó khăn, giá điện tăng khiến người dân, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Giá điện tăng vào mùa nắng nóng, doanh nghiệp lo tăng chi phí sản xuất. Người dân lo chắt bóp chi tiêu để bù vào tiền điện.

Trong lúc cải tạo đất để sản xuất nông nghiệp, một nông dân ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đã phát hiện một thùng kim loại đựng nhiều băng đạn đồng, khoảng 300 viên.

Đã qua 2,5 năm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nam Anh Đảo Ngọc bị “đứng hình”, gây thiệt hại lớn. Hợp đồng với đối tác tại Phú Quốc lên đến 955 tỷ đồng, nhưng chỉ mới thực hiện được khoảng 15% và đến nay không thể tiếp tục thực hiện. Ông Sự cho biết đã nhiều lần đề nghị Cục Thuế Kiên Giang cho xuất hóa đơn điện tử nhưng đều bị từ chối.

Sau khi Báo CAND có bài viết: “Núi rừng Vĩnh Ô lại rỉ máu vì “vàng tặc”, phản ánh tình trạng khai thác vàng trái phép ở rừng phòng hộ Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã vào cuộc. Ba chốt kiểm soát được thiết lập tại các tiểu khu 582, 583 (xã Vĩnh Ô) và 575H (xã Vĩnh Hà).

Sáng 11/5, Thượng tá Lê Minh Hoàng, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tiếp nhận chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi và thông tin trao đổi của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng, đơn vị đã phối hợp với Tổ công tác của phòng CSHS Công an tỉnh, bắt giữ 4 đối tượng trên đường chạy trốn, sau khi có liên quan đến vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Khoảng 97% bệnh nhân nội trú được thanh toán viện phí online, 100% các phim chụp X-quang không còn phải in phim, thời gian khám bệnh trung bình giảm xuống 50%, chỉ mất 30-40 giây để đăng ký khám lần đầu, từ lần thứ hai chỉ mất 5-8 giây với hệ thống mạng ổn định, tra cứu đơn thuốc, lịch sử khám dễ dàng… Đây là bức tranh toàn cảnh về những bệnh viện (BV) đi đầu trong chuyển đổi số của Hà Nội.

Đối với lực lượng Công an xã những người “gần dân, sát dân” nhất trong hệ thống bảo vệ an ninh Tổ quốc, công nghệ đang mở ra một cánh cửa mới của đổi mới tư duy, nâng tầm nghiệp vụ, và hơn hết là cửa của một hành trình phụng sự nhân dân hiệu quả, sâu sát và nhân văn hơn bao giờ hết.

Jason Pendant Quang Vinh, một cầu thủ Việt kiều Pháp tin rằng mấu chốt của một hành trình xuất ngoại thành công phải đến từ sự thích nghi. Chỉ khi nói được thứ tiếng bản địa, làm quen với văn hoá địa phương… mới có thể giúp cầu thủ tìm được chỗ đứng ở một phương trời xa lạ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.