Không có ca mắc COVID-19 mới, tỷ lệ điều trị khỏi đạt 81%

18:20 21/04/2020
Đến 18h chiều nay 21/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới. Như vậy, hơn 5 ngày trôi qua, nước ta không có thêm bệnh nhân COVID-19. Hiện Việt Nam còn 52 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, trong đó 20 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-2 lần

Theo Bộ Y tế, đến chiều tối ngày 21/4, tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam vẫn là 268 trường hợp, trong đó 160 người từ nước ngoài (chiếm 59,7%) và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng (chiếm 40,3%.)

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) đến chiều nay là 75.799, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 268 trường hợp; 15.368 trường hợp đang cách ly tập trung tại cơ sở khác và 60.163 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú. 

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hôm nay có 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi được công bố khỏi bệnh. Đến thời điểm này, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 216 người, còn 52 bệnh nhân đang điều trị 

Số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 12 người và 8 người có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2.

heo Bộ Y tế, đến chiều tối ngày 21/4, tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam vẫn là 268 trường hợp, trong đó 160 người từ nước ngoài (chiếm 59,7%) và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng (chiếm 40,3%.)

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) đến chiều nay là 75.799, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 268 trường hợp; 15.368 trường hợp đang cách ly tập trung tại cơ sở khác và 60.163 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú. 

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hôm nay có 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi được công bố khỏi bệnh. Đến thời điểm này, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 216 (81%) người, còn 52 bệnh nhân đang điều trị 

Số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 12 người và 8 người có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá Việt Nam có sự lãnh đạo hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19.

Tại cuộc họp báo trực tuyến của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương vào sáng 21/4,  ông Takeshi Kasai - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO nhận định về công tác chống dịch COVID-19 của Việt Nam: “Việt Nam đã cho thế giới thấy sự lãnh đạo hiệu quả, quyết liệt và xuyên suốt nhiều cấp chính quyền, từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng cho đến các địa phương.“ Theo thống kê của WHO, Việt Nam đang là quốc gia có tỉ lệ ca mắc COVID-19 trên tổng dân số thấp thứ 2 của khu vực Tây Thái Bình Dương, với tỉ lệ 3 ca bệnh/1000.000 dân.

Ông Kasai khẳng định: "Theo những gì chúng tôi ghi nhận, Việt Nam đã đề ra được kế hoạch phù hợp và thực hiện nó đúng với những gì đã dự đoán trước, trong mỗi giai đoạn".

Việt Nam không chỉ học hỏi và cập nhật kế hoạch ứng phó dịch bệnh COVID-19 qua từng diễn biến mới của dịch mà còn thực hiện xét nghiệm, truy tìm các đối tượng tiếp xúc với người bệnh, ông Kasai cho biết. Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương cũng thẳn thắn đưa ra khuyến cáo rằng: “Việt Nam nên cẩn trọng xem xét bắt đầu tháo dỡ hạn chế như thế nào. Không nên là tất cả cùng lúc”.

Ông Kasai cho rằng, việc nới lỏng, dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội cần dựa trên các yếu tố như dữ liệu thực tế về dịch COVID-19, khả năng nhận thức của người dân về dịch bệnh, và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, cũng như khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá Việt Nam có sự lãnh đạo hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19.

Tại cuộc họp báo trực tuyến của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương vào sáng 21/4,  ông Takeshi Kasai - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO nhận định về công tác chống dịch COVID-19 của Việt Nam: “Việt Nam đã cho thế giới thấy sự lãnh đạo hiệu quả, quyết liệt và xuyên suốt nhiều cấp chính quyền, từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng cho đến các địa phương.“ Theo thống kê của WHO, Việt Nam đang là quốc gia có tỉ lệ ca mắc COVID-19 trên tổng dân số thấp thứ 2 của khu vực Tây Thái Bình Dương, với tỉ lệ 3 ca bệnh/1000.000 dân.

Ông Kasai khẳng định: "Theo những gì chúng tôi ghi nhận, Việt Nam đã đề ra được kế hoạch phù hợp và thực hiện nó đúng với những gì đã dự đoán trước, trong mỗi giai đoạn".

Việt Nam không chỉ học hỏi và cập nhật kế hoạch ứng phó dịch bệnh COVID-19 qua từng diễn biến mới của dịch mà còn thực hiện xét nghiệm, truy tìm các đối tượng tiếp xúc với người bệnh, ông Kasai cho biết. Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương cũng thẳn thắn đưa ra khuyến cáo rằng: “Việt Nam nên cẩn trọng xem xét bắt đầu tháo dỡ hạn chế như thế nào. Không nên là tất cả cùng lúc”.

Ông Kasai cho rằng, việc nới lỏng, dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội cần dựa trên các yếu tố như dữ liệu thực tế về dịch COVID-19, khả năng nhận thức của người dân về dịch bệnh, và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, cũng như khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế.


Tr.Hằng

Dù có trụ sở sản xuất tại Hà Nội, nhưng sữa bột giả đã tung ra khắp các tỉnh, thành khi "hệ sinh thái" của Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood Group) và Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma) mở các chi nhánh ở nhiều địa phương. Tại Hòa Bình, các công ty này đã đăng ký công bố hàng trăm sản phẩm. Sữa giả không chỉ thuê người nổi tiếng quảng cáo, mà còn được đưa vào cơ sở y tế bán cho người bệnh.

PV Báo CAND băng theo lối mòn đã hằn dấu vết chân người, len giữa những thân cây còn vương nhựa mủ bị cứa bởi rìu, nghe mùi đất mới trộn lẫn với mùi xăng dầu hắt lên từ hốc đá. Rừng Vĩnh Ô, nằm ở Tây Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi từng là vành đai phòng hộ của cả một vùng đầu nguồn, giờ thở dốc dưới những mái lán phủ bạt xanh, những hầm hố khoan sâu vào lòng đất như vết thương không bao giờ lành miệng.

Theo đề xuất, giai đoạn 2016 - 2030 xét đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ có 46 dự án năng lượng được đưa vào quy hoạch để xây dựng, bổ sung khoảng 14.500MW vào nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm kể từ khi dự án điện mặt trời đầu tiên được chấp thuận đầu tư, đến nay trên địa bàn mới chỉ có 2 dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại, số còn lại vẫn đang nằm trên giấy.

Vườn Cau Đỏ (nay thuộc Quận 12, TP Hồ Chí Minh) trước đây là vùng chiến khu. 50 năm sau ngày giải phóng, từ vùng ven thuộc Hóc Môn, giờ nơi này đã trở thành đô thị khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (17/4), ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ như: Yên Châu (Sơn La) 38,4 độ, Tương Dương (Nghệ An) 37,4 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 37,5 độ, Sơn Hòa (Phú Yên) 37,4 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất, phổ biến 55-60%.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.