Bác sĩ bệnh viện Thống Nhất lại lập thêm... kỳ tích cứu sống bệnh nhân

18:47 02/03/2017

Trong nhiều tiếng đồng hồ, để cấp cứu kịp thời cho 2 bệnh nhân (BN), ê kíp các bác sĩ tại tại Đơn vị "Cấp cứu Tim mạch can thiệp" Bệnh viện (BV) Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh thậm chí không kịp ăn trưa, họ đứng liên tục gần 5 tiếng.


Bệnh nhân thứ nhất là Thượng sĩ CAND tên là K'Diễm (22 tuổi), người dân tộc Mạ, ngụ tại thôn 8, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng. 

Anh K'Diễm là Cán bộ Phong trào của Công an huyện Đạ Tẻh- tỉnh Lâm Đồng. BN K'Diễm được đưa tới BV Thống Nhất trong tình trạng đau đầu như búa bổ, choáng, muốn xỉu, tay, chân bên trái bị yếu, liệt khi gắng sức, không thể cắn chặt hai hàm răng, không thể nắm chặt bàn tay trái hay thực hiện các động tác như nhíu mày, nhíu trán; đồng thời BN đã bắt đầu có triệu chứng nói khó.

Trong phòng can thiệp cho các bệnh nhân chiều 2-3 tại BV Thống Nhất.  

Đặc biệt trong khoảng 1 năm nay, thể trạng BN ngày càng gầy, xanh xao, từ một người nặng 60 kg, BN K'Diễm chỉ còn nặng chưa đầy 50 kg. Trước đó, đã có tới 3 lần BN có triệu chứng "doạ" đột quị như trên, nhập viện địa phương và một vài BV khác trong TP Hồ Chí Minh nhưng do vị trí dị dạng mạch máu quá khó can thiệp nên các BV đã từ chối. 

Cách đây khoảng 10 ngày, BN K'Diễm nhập BV Thống nhất, sau khi được kiểm tra kĩ, các bác sĩ BV Thống Nhất phát hiện BN có một đoạn phình động mạch máu não, nhưng ở vị trí là vùng đáy sọ. Không thể phẫu thuật vùng này được. Nhưng, nếu không được can thiệp gấp, cục máu đông tại đây có nguy cơ trôi lên não, gây đột quị cho BN bất cứ lúc nào!      

Bệnh nhân Tô Khá Nghiếm được can thiệp xong chuẩn bị được đưa ra khỏi phòng can thiệp chiều 2-3.  

BN được chỉ định kĩ thuật "Can thiệp nội mạch điều trị túi phình động mạch cảnh trong phải". Kèm theo đó, cần có dụng cụ Stent Graft. Tuy nhiên, rào cản khó khăn nhất chính là chi phí đặt mua thiết bị Stent Graft tại một công ty sản xuất ở Singapore, có giá lên tới 200 triệu. 

Với quyết tâm bằng mọi giá cứu sống BN, Giám đốc BV là Giáo sư Nguyễn  Đức Công đã trực tiếp đề nghị với công ty trên hỗ trợ hoàn toàn miễn phí thiết bị, còn toàn bộ ê kíp các bác sĩ thực hiện ca can thiệp khẩn cho BN K'Diễm.        

Sau 1 tuần, thiết đặt hàng được đưa về Việt Nam, chiều 2-3, ca can thiệp cho BN được thực hiện thành công.        

Bàn tay BN Tô Khá Nghiếm với dị dạng mạch máu gây sưng, phồng và nhiều mạch máu chằng chịt.

TS-BS Trần Chí Cường, Giảng viên ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh, người đứng chính cho cả can thiệp cho biết:" Đây là một ca rất khó. BN bị một túi phình bên phải nhưng túi phình này cũng "nuôi" luôn mạch máu bên trái bán cầu não. Áp lực cho ê kíp rất lớn, nếu cả can thiệp thất bại, làm hư luôn mạch máu nuôi não phải thì BN sẽ tử vong vì không còn mạch máu nuôi cả 2 bán cầu. 

Ngoài ra, phải sử dụng thiết bị làm sao vừa bảo tồn được mạch máu, vừa điều trị được túi phình. Trong đó, thiết bị Stent Graft là ưu tiến số 1 cho cả can thiệp này. Thật mừng là cả can thiệp đã thành công. Đây cũng là một trong những ca có thể được coi là đầu tiên trong nước ta được đặt Stent Graft xử lý túi phình động mạch não thành công. Vì thiết bị Stent Graft không phải lúc nào cũng có ngày".

Cũng trong chiều cùng ngày, các bác sĩ tại đây cũng thực hiện một ca can thiệp rất khó cho một BN nữ bằng kĩ thuật: "Can thiệp dị dạng thông động-tĩnh mạch". 

BN tên Tô Khá Nghiếm (27 tuổi), người dân tộc Khơ Me, ngụ tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. BN Nghiếm là Điều dưỡng của BV Đa khoa Giồng Riềng, Kiên Giang. Chị mắc bệnh lý dị dạng mạch máu bàn tay trái. Theo các BS, bình thường, mạch máu từ động mạch chảy qua hệ thống mao mạch, vào tĩnh mạch đổ về tim. Nhưng ở BN này, dị dạng mạch máu khiến máu từ động mạch đổ thẳng vào tĩnh mạch, gây nên nhiều đường máu phồng to dị dạng trong lòng bàn tay, và chằng chịt trên mu bàn tay.

Bệnh nhân K'Diễm được Giáo sư Nguyễn Đức Công kiểm tra trước khi đưa vào phòng can thiệp

Lúc đầu BN vẫn gượng, hoạt động được, lâu dần bàn tay không thể cầm nắm được, đau đớn. Nếu không được can thiệp xử lý, sẽ bị mất chức năng hoàn toàn bàn tay.       

Cái khó của ca BN này là không bị dị dạng một chỗ mà nhiều chỗ. Do đó, sau ca can thiệp cho BN Tô Khá Nghiếm chiều 2-3, chưa thể điều trị dứt điểm như trường hợp BN K'Diễm, BN này sẽ phải kiểm tra sau 1 tháng, can thiệp thêm 2-3 lần nữa mới có thể điều trị hết bệnh lý dị dạng mạch máu hiếm gặp ở vùng bàn tay.

Huyền Nga

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文