Lần đầu tiên quân y biên phòng được tập huấn về “bác sĩ gia đình”
Ngày 22-5, tại tỉnh Đắk Nông, Bộ Y tế phối hợp với Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng khai mạc lớp tập huấn kiến thức bác sĩ gia đình (BSGĐ) theo dự án Quân dân y kết hợp.
- Áp dụng mô hình bác sĩ gia đình cho tuyến nào?
- Bác sĩ gia đình sẽ chăm sóc sức khỏe người dân chu đáo hơn
- Thành phố Hồ Chí Minh sẽ nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình
- Nhân rộng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình, góp phần giảm tải bệnh viện
- Bác sĩ gia đình góp phần giảm tải cho bệnh viện
- Hà Nội xây dựng 20 mô hình bác sĩ gia đình
60 học viên đã tham gia lớp tập huấn kéo dài 1 tuần, gồm các bác sỹ quân các đồn biên phòng, Binh đoàn 16 và các bác sĩ ở 4 huyện biên giới… Đây là lần đầu tiên quân y các đồn biên phòng được tiếp cận khái niệm BSGĐ.
Hoạt động BSGĐ đang là một chủ trương của Bộ Y tế nhằm giảm quá tải bệnh viện (BV). Theo đó, BSGĐ sẽ tiếp cận sớm ngay khi người bệnh có triệu chứng, để định hướng điều trị và hướng dẫn tuân thủ quy trình điều trị. Đây sẽ là cơ chế để sàng lọc bệnh nhân vào BV, tạo thành mạng lưới kết nối giữa các tuyến KCB, đồng thời tư vấn cho các thành viên khác trong gia đình biết cách bảo vệ sức khỏe.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn |
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết nếu phát triển mô hình BSGĐ sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, quản lý tốt sức khỏe người dân, nhất là những người mắc các bệnh mạn tính, giúp giảm quá tải BV tuyến trên, góp phần thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Chủ trương của Bộ Y tế thời gian tới là tập trung nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ y tế cơ sở, gắn với lồng ghép nguyên lý y học gia đình. Việc lồng ghép y học gia đình tại các trạm y tế xã, quân y các đồn biên phòng có thể đáp ứng nhanh nhu cầu CSSK người dân.
Khóa học kiến thức về BSGĐ sẽ giúp các quân y sỹ các đồn biên phòng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bộ đội và nhân dân biên giới một cách khoa học chất lượng và hiệu quả hơn. Học viên sẽ biết lập kế hoạch và thực hành theo dõi, quản lý sức khỏe liên tục và toàn diện cho người khỏe mạnh, bệnh nhân, gia đình, đơn vị và một nhóm dân cư tại cộng đồng; Lập kế hoạch và thực hành theo dõi, quản lý một số bệnh mạn tính thường gặp như hen phế quản, tăng huyết áp, đái tháo đường…