Mô hình bác sỹ gia đình: Hiệu quả nhưng chưa được quan tâm đúng mức

18:58 06/04/2016
Mô hình phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) đang được Bộ Y tế quan tâm xây dựng và phát triển, nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và thuận lợi cho các gia đình, đồng thời, góp phần giảm quá tải bệnh viện. Tuy nhiên, việc thực hiện thí điểm mô hình BSGĐ trong 2 năm qua cho thấy còn nhiều khó khăn.

Theo TS. Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, có 8 tỉnh, thành triển khai mô hình BSGĐ là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Khánh Hòa và Tiền Giang với 240 phòng khám BSGĐ, trong đó 114 là trạm y tế có lồng ghép bổ sung nhiệm vụ của phòng khám BSGĐ, 4 phòng khám BSGĐ tư nhân độc lập.

Giám sát triển khai thí điểm mô hình BSGĐ tại Hà Nội.

Bước đầu, các phòng khám BSGĐ đã cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân khá hiệu quả. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai mô hình phòng khám BSGĐ hiện nay: chưa có giá dịch vụ đặc thù của phòng khám BSGĐ, chưa có hướng dẫn cách thức thanh toán BHYT, kê đơn thuốc, thanh toán tiền thuốc của phòng khám BSGĐ tư nhân, chưa có quy định chuyển tuyến y học gia đình…

Do đó, để mô hình này phát triển phải có sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương, của Sở Y tế cũng như cần có kinh phí nhà nước hỗ trợ để tạo động lực cho các bác sỹ đa khoa học tập về y học gia đình v.v…

Thanh Hằng

Tối ngày 13/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thành Long (SN 1988, trú xã Kiến Thụy) và Nguyễn Văn Tuấn (SN 1983, trú xã Kiến Minh), cùng TP Hải Phòng về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Sáng 12/7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng phối hợp với Công an phường Liên Chiêu tiến hành kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH vận tải Minh Khang (tại địa chỉ lô 168A-A8, KDC Vạn Tường, phường Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Qua đó, đã phát hiện một khối lượng lớn hàng hóa nghi nhập lậu hoặc làm giả, hàng kém chất lượng.

Trong hơn 30 năm qua, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực di dời khoảng 40 nghìn căn nhà lụp xụp trên và ven nhiều tuyến kênh, rạch chính. Kết quả này đã góp phần cải thiện môi trường sống cho hàng trăm nghìn người dân sinh sống ven các tuyến kênh, rạch, góp phần chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn gần 40 nghìn căn nhà nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ kênh, rạch cần di dời để phục vụ chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước, phát triển các tuyến giao thông thủy nội địa, cải thiện ô nhiễm môi trường cho hàng triệu người dân đang sinh sống dọc theo các lưu vực kênh. Do đó, ngày 28/5 vừa qua Sở Xây dựng đã trình UBND thành phố tờ trình kèm theo dự thảo Đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà trên và ven sông, kênh, rạch giai đoạn 2025-2030…

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc rà soát, duy trì chính sách giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí, đảm bảo quyền lợi cho người dân sau khi địa phương thực hiện hợp nhất đơn vị hành chính.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.