Các bệnh viện vật vã chống nóng cho bệnh nhân

15:51 03/07/2018
Trước tình hình nắng nóng đang diễn biến phức tạp, ngày 3-7, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện phải bảo đảm công tác KCB trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài.


Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý KCB chỉ đạo các bệnh viện bố trí đủ ghế ngồi, bổ sung quạt mát thông thoáng cho người bệnh trong thời gian chờ khám; lắp điều hòa nếu có điều kiện; cung cấp nước uống miễn phí; bố trí đủ bàn khám….

Các bệnh viện cũng tổ chức tiếp đón nhanh chóng, giảm tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh; tăng cường phân luồng, cách ly, nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo các bệnh dịch truyền nhiễm trong bệnh viện; bảo đảm đủ thuốc cấp cứu, giường bệnh, sẵn sàng phương tiện cấp cứu các trường hợp do nắng nóng bất thường gây ra như tim mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ do nóng hô hấp, tiêu hóa… Các bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm màng não do não mô cầu và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác....

Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng; uống nhiều nước, 
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu tăng ở một số bệnh viện.

đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng; không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.

Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể; tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; 

Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường…

Cũng trong dịp này,  Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị y tế triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phòng chống nắng nóng cho người bệnh và nhân viên y tế.  

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị rà soát, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện chống nóng cho người bệnh đến khám và điều trị. Bổ sung quạt, bạt che, đảm bảo đủ nước uống, nước sinh hoạt cho người bệnh. 

Có phương án giảm tải khu vực khám bệnh, nơi thu viện phí… giảm thời gian chờ đợi của người bệnh; hạn chế tình trạng nằm ghép, với các khoa hồi sức, nhi, sản, phòng cấp cứu phải có đủ quạt thông gió hoặc điều hòa nhiệt độ. 

Đồng thời, các đơn vị tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về sơ cấp cứu, xử lý các trường hợp say nắng, say nóng, các bệnh dịch thường gặp trong mùa nắng, nóng…

Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phân luồng, cách ly điều trị những trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, phòng lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế. 

Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não mô cầu, tiêu chảy cấp… khiến cho số người mắc bệnh có thể gia tăng. 

Chính vì vậy, từng đơn vị cần có kế hoạch, phương án tiếp nhận, xử trí, điều trị cho những trường hợp mắc bệnh dịch truyền nhiễm.

Các đơn vị kể cả khối dự phòng và điều trị phải sẵn sàng nhân lực, cơ số thuốc, vật tư phòng chống dịch bệnh mùa hè, chủ động trong công tác phòng chống dịch, không để dịch bùng phát trên địa bàn. Đặc biệt, tuyên truyền cho người dân về các nội dung phòng chống nắng, nóng cũng như hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, chủ động bảo vệ sức khỏe.

Những ngày nắng nóng kỷ lục đang diễn ra, số lượng bệnh nhân bị đột quỵ vào các bệnh viện cấp cứu gia tăng đáng kể. Trong đó, phải kể là bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Nhi, Bệnh viện lão khoa, Bệnh viện Thanh Nhàn vv…

Theo BS Nguyễn Văn Lâm- Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), thời tiết đang nắng nóng đỉnh điểm, Khoa hiện điều trị gần chục ca viêm não Nhật Bản, đều là những ca nặng. Điều đặc biệt của mùa dịch bệnh viêm não Nhật Bản năm nay là độ tuổi mắc lớn hơn. Thông thường, bệnh xảy ở độ tuổi 2 - 8 tuổi, nhưng năm nay, lứa tuổi nhập viện cao hơn, khoảng 8-12 tuổi, đa số các bệnh nhi vào viện đã ở tình trạng nặng. Đa phần các bậc phụ huynh không nhớ tiền sử tiêm chủng của con.

Đáng lưu ý khi bệnh viêm não Nhật Bản để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của các cháu. Theo BS. Lâm, có trẻ liệt tứ chi, nhiều cháu phải mở khí quản để thở máy kéo dài. Di chứng để lại rất nặng nề.

Còn ở Bệnh viện Thanh Nhàn, BS.CKII Phạm Thị Trà Giang - Trưởng khoa Cấp cứu, cho biết, trong những ngày nắng nóng này, bệnh nhân bị tai biến do huyết áp tăng cao. Hầu hết họ đều được điều trị huyết áp trước đó nhưng không kiểm soát đúng liệu trình, cộng với thời tiết nắng nóng, gây đứt mạch máu não. 

Thời tiết nắng nóng cao, lại kéo dài, khiến bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng bệnh, dẫn tới số người mắc tăng huyết áp cao hơn hẳn. Mỗi ngày có 5-6 ca tai biến mạch máu não và đều phát hiện muộn, do chỉ nghĩ bị say nắng. Vì thế, khi đến bệnh viện rất khó xử trí, tỷ lệ di chứng nặng nề hơn người đến sớm.

Thanh Hằng

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文